Mỹ sắp chạm trần nợ công
Trước đó, các nhà lập pháp đã tạm đình chỉ áp dụng trần nợ công, tức là mức giới hạn cho chính phủ vay để thanh toán các hóa đơn đã phát sinh cho đến ngày 1/1/2025. Điều này có nghĩa là vào ngày 2/1, một giới hạn mới sẽ được thiết lập phù hợp với số tiền nợ do Bộ Tài chính phát hành.
Trong một bức thư gửi Chủ tịch Hạ viện, nghị sĩ Mike Johnson và các nhà lập pháp khác, Bộ trưởng Yellen cho biết, nợ công dự kiến sẽ đạt đến trần mới trong khoảng thời gian từ ngày 14/1 - 23/1, khi đó Bộ Tài chính sẽ cần phải bắt đầu thực hiện các biện pháp đặc biệt để có thể tiếp tục tài trợ cho các hoạt động của chính phủ, ngăn chặn việc vỡ nợ.
Trước đó, Quốc hội đã tăng mức giới hạn hơn 100 lần để cho phép chính phủ thực hiện được các cam kết chi tiêu. Tuy nhiên, những người bảo thủ phản đối tăng khoản vay khổng lồ của quốc gia, hiện đang ở mức 36.200 tỷ USD và nhiều đảng viên Cộng hòa chưa bao giờ bỏ phiếu ủng hộ việc này.
Nếu trần nợ không được nâng lên hoặc dỡ bỏ trước khi các công cụ của Bộ Tài chính cạn kiệt, chính phủ Mỹ có nguy cơ vỡ nợ, gây tác động sâu sắc đến nền kinh tế lớn nhất thế giới.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn ngày 5/4 đã kêu gọi Washington “tham vấn bình đẳng” với các đối tác thương mại về chính sách thuế quan mới.
Bên cạnh chiến công cứu nạn, tìm kiếm người bị mắc kẹt tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar của lực lượng cứu nạn, cứu hộ Quân đội Nhân dân Việt Nam thì không thể không nhắc đến đóng góp quan trọng của lực lượng quân y và hậu cần.
Từ 0h01 sáng nay 5/4, giờ địa phương, tức 11h01 trưa nay, giờ Việt Nam, hải quan Mỹ đã bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia.
Những hạt cà phê được thu hoạch từ phân của loài chim Jacu - một loài chim lớn, màu đen giống như gà lôi, tại một trang trại ở Brazil, hiện là loại cà phê đắt đỏ và được săn lùng nhiều nhất trên thế giới.
Các công đoạn chuẩn bị cuối cùng cho Triển lãm Thế giới 2025 tại Osaka, Nhật Bản đang được gấp rút hoàn thành trước lễ khai mạc diễn ra vào ngày 12/4.
Một nhà máy xử lý nước thải ở miền Nam nước Đức đang thực hiện dự án thí điểm biến khí sinh học thành nhiên liệu tái tạo có thể dùng để vận hành tàu biển.
0