Mỹ rò rỉ tin mật: sơ suất hay lỗ hổng an ninh?
Vụ việc không chỉ gây rúng động giới chính trị và an ninh quốc gia Mỹ, mà còn đặt ra hàng loạt câu hỏi về quy trình bảo vệ thông tin mật của Nhà Trắng. Liệu quy trình bảo vệ thông tin mật trong chính quyền Mỹ có lỗ hổng? Việc sử dụng ứng dụng nhắn tin thương mại để trao đổi thông tin nhạy cảm có vi phạm luật liên bang? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về sự cố rò rỉ này?
Vụ việc bắt đầu khi Tổng biên tập tờ The Atlantic, Jeffrey Goldberg, cho biết ông đã vô tình được thêm vào một nhóm trò chuyện trên ứng dụng Signal – nơi các quan chức cấp cao của chính quyền Trump thảo luận về chiến dịch quân sự sắp tới nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen. Ông Jerrey Goldberg khẳng định Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đã tiết lộ thông tin về mục tiêu, vũ khí và trình tự tấn công của Mỹ.
Trước sức ép từ dư luận, Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard và Giám đốc CIA John Ratcliffe đã ra điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện, khẳng định không có tài liệu mật nào được chia sẻ. Tuy nhiên, các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ vẫn tỏ ra hoài nghi.
Trong khi đó, đảng Cộng hòa cũng tỏ ra quan ngại. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện John Thune cho biết, Ủy ban Quân vụ Thượng viện sẽ mở cuộc điều tra về việc sử dụng Signal trong chính quyền.
Về phía Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã lên tiếng bảo vệ nhóm an ninh của mình, khẳng định chính quyền sẽ xem xét lại việc sử dụng Signal nhưng bác bỏ trách nhiệm của cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz – người được cho là đã vô tình thêm Tổng biên tập Goldberg vào nhóm trò chuyện. Trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News trước đó, cố vấn Mike Waltz nhận trách nhiệm về sự cố dù nhấn mạnh không có thông tin mật nào bị lộ.
Nhiều chuyên gia an ninh quốc gia không đồng tình với cách xử lý của chính quyền. Một cựu quan chức Mỹ nói với Reuters rằng, thông tin quân sự nhạy cảm thường chỉ được lưu trữ trên các hệ thống bảo mật đặc biệt của Lầu Năm Góc. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Ron Wyden thậm chí kêu gọi các quan chức cấp cao từ chức.
Trong khi Nhà Trắng cố gắng xoa dịu tình hình, nhiều câu hỏi quan trọng vẫn chưa có lời giải. Tại sao các quan chức lại sử dụng Signal thay vì hệ thống liên lạc an toàn của chính phủ? Liệu việc xóa tin nhắn trên Signal có vi phạm luật lưu trữ hồ sơ hay không?
Signal là một ứng dụng nhắn tin mã hóa đầu cuối, được cộng đồng bảo mật đánh giá cao. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu thiết bị của người dùng bị xâm nhập, nội dung tin nhắn có thể bị lộ. Do đó, liệu đây chỉ là sơ suất cá nhân hay phản ánh một vấn đề sâu xa hơn trong cách quản lý thông tin mật của chính quyền? Cuộc điều tra sắp tới của Quốc hội sẽ là phép thử quan trọng đối với tính minh bạch và trách nhiệm của chính quyền trong việc đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ.


Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.
0