Mỹ cảnh báo hiện tượng san hô bị tẩy trắng hàng loạt
Tình trạng này đã được báo cáo ở ít nhất 54 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ tháng 2/2023. Hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt gây hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật biển, con người và nền kinh tế phụ thuộc vào các rạn san hô.
Các rạn san hô chỉ bao phủ chưa đến một phần trăm đáy đại dương, nhưng chúng có những lợi ích to lớn cho hệ sinh thái và nền kinh tế biển. Một phần tư sinh vật biển phụ thuộc vào các rạn san hô làm nơi trú ẩn và tìm kiếm thức ăn.
Năm 2020, theo ước tính của Mạng lưới giám sát rạn san hô toàn cầu, hàng năm, các rạn san hô cung cấp khoảng 2,7 nghìn tỷ USD hàng hóa và dịch vụ, từ du lịch đến bảo vệ bờ biển. Chỉ riêng hoạt động du lịch lặn biển chiêm ngưỡng san hô đã tạo ra khoảng 36 tỷ USD.
Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng san hô sẽ phải đối mặt với nhiệt độ cao khắc nghiệt hơn vào năm 2024. Khi nhiệt độ nước tăng lên, san hô sẽ bị căng thẳng. Chúng đối phó bằng cách trục xuất các loại tảo đầy màu sắc sống trong mô của chúng, khiến chúng chuyển sang màu trắng.

Nhà sinh thái học David Obura cho biết, tẩy trắng ở san hô giống như một cơn sốt ở người. "Chúng ta sốt để chống lại bệnh tật, nếu bệnh không quá nặng, chúng ta sẽ khỏi bệnh. Nhưng nếu tình trạng quá nặng, kết quả là chúng ta sẽ chết".
Với tình trạng nóng lên toàn cầu như hiện nay, các nhà khoa học dự kiến khoảng 70% đến 90% rạn san hô trên thế giới sẽ biến mất. Cơ hội tốt nhất để san hô sống sót là thế giới cắt giảm lượng khí thải nhà kính để hạn chế biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học đang nỗ lực bảo tồn san hô bằng cách đưa ấu trùng san hô vào các ngân hàng bảo quản lạnh và nhân giống chúng bằng cách chọn ra các loại gen có sức chống chịu tốt hơn.


Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.
Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.
Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.
Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.
Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.
Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.
0