Mỹ, Australia, Nhật Bản cam kết tăng cường hợp tác quân sự

Mỹ, Australia và Nhật Bản đã cam kết tăng cường hợp tác quân sự và nhất trí thành lập một Cơ quan tham vấn ba bên mới.

Cam kết được Bộ trưởng quốc phòng của ba nước đưa ra tại cuộc họp diễn ra ở Darwin (Australia) nhằm thúc đẩy chương trình hợp tác, bao gồm tăng cường các cuộc tập trận và nâng cao năng lực chiến lược chung.

Đây là cuộc họp thứ 14 của Bộ trưởng quốc phòng Australia, Nhật Bản và Mỹ. Phát biểu tại đây, các Bộ trưởng cam kết hợp tác quân sự chặt chẽ hơn trong việc huấn luyện các lực lượng. Theo thỏa thuận mới, Lữ đoàn triển khai nhanh đổ bộ của Nhật Bản - một đơn vị thủy quân lục chiến tinh nhuệ - sẽ được triển khai đến Darwin để thường xuyên làm việc và huấn luyện cùng với các lực lượng Australia và Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles bày tỏ tin tưởng thỏa thuận mới này sẽ giúp xây dựng năng lực tương tác giữa ba nước. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloy Austin cho biết, điều này sẽ tăng cường “hoạt động giám sát và trinh sát” tình báo giữa ba nước, qua đó thúc đẩy các mục tiêu về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương an toàn và hòa bình. Cuộc họp gần đây nhất của các quan chức quốc phòng hàng đầu của ba nước đã diễn ra tại Singapore vào tháng 6.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ ngày 28 đến 30/3, lễ hội ẩm thực Pháp tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Công viên Thống nhất trở lại Thủ đô Hà Nội. Điểm đặc sắc của năm nay là lần đầu tiên có thêm sự tham gia của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF; Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF; nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF).

Tiêm kích SU-35 của Nga đã áp sát và gây nguy hiểm cho UAV MQ-9 Reaper của Pháp vào ngày 2/3, trên không phận quốc tế phía Đông Địa Trung Hải.

Ít nhất 8 người đã bị thương sau vụ thả nhầm 8 quả bom xuống khu vực dân sự, do một máy bay phản lực của Không quân Hàn Quốc gây ra.

Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiến hành một cuộc tập trận chung thường niên mang tên "Lá chắn Tự do", diễn ra vào ngày 10/3.

Lực lượng Nga thuộc cánh quân phía Nam đã sử dụng hệ thống pháo phản lực, phóng loạt (MLRS) BM-21 Grad để tấn công một điểm tập kết tạm thời của quân đội Ukraine tại Kherson.

Các lực lượng vũ trang của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được nhận định là chưa đủ khả năng đối phó với cuộc chiến tranh UAV ngày càng phức tạp.