Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt dầu mỏ với Iran
Động thái trên diễn ra ngay trước thềm cuộc đàm phán giữa Washington và Tehran dự kiến được tổ chức vào ngày 12/4. Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ nhắm vào một số cá nhân và thực thể có trụ sở tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và hai thực thể có trụ sở tại Ấn Độ sở hữu và vận hành các tàu vận chuyển dầu của Iran. Trong khi đó, các lệnh trừng phạt mới của Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm vào một công ty điều hành cảng có trụ sở tại Trung Quốc, cáo buộc công ty này đã tiếp nhận ít nhất 8 chuyến dầu thô của Iran trong vài năm qua.
Các biện pháp trừng phạt mới nhất từ Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Washington tìm cách tiếp tục chiến dịch gây áp lực tối đa lên Chính phủ Iran, trước thềm cuộc đàm phán dự kiến sẽ diễn ra ở Oman.
Theo một số chuyên gia phân tích, điều này trái logic bởi Washington thường tạm dừng các lệnh trừng phạt mới trước các cuộc đàm phán tế nhị với các đối thủ như Iran. Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Mỹ cho biết, Iran sẽ gặp rắc rối lớn nếu các cuộc đàm phán không thành công, đồng thời nhấn mạnh rằng Washington sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết.


Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 11/4 tuyên bố, Berlin hiện không thể cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine vì đã cạn vũ khí đánh chặn này.
Ngày 12/4, quân đội Nga đạt bước tiến ở Shevchenko gần Pokrovsk. Trong khi đó, các nhóm tác chiến của Nga ở các mặt trận cũng gây nhiều thiệt hại về người và trang thiết bị cho Ukraine.
Đến tháng 3/2025, các nước NATO đã chuyển cho Ukraine hơn 900 xe tăng, theo cổng thông tin Oryx chuyên theo dõi các đợt chuyển giao vũ khí.
Tập đoàn công nghệ Rostec của Nga đã chuyển giao cho quân đội Nga lô xe BMP-3 mới với lớp giáp bảo vệ được nâng cấp đáng kể.
Chỉ trong hơn 3 tháng, đã có hơn 600 ca nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn nước Mỹ, gần gấp đôi tổng số ca của cả năm 2024.
Đối mặt với mức thuế quan cao chưa từng có của Mỹ, Trung Quốc không những không tìm cách đàm phán mà còn đáp trả Washington bằng mức thuế tương ứng.
0