Mùi của Tết
Những bà hàng khô nhập thêm nhiều hàng, ngâm thêm nhiều măng để sẵn sàng phục vụ thực khách. Măng là một món ăn không thể thiếu trên mâm cơm của người Việt trong ngày Tết. Mà cũng lạ lắm, mùi măng khô cơ mà sao lại dậy mùi như thế. Quyện với tiết trời ngày xuân, măng mang một mùi đặc trưng cho ngày Tết Việt.
Những người bán hàng ở chợ, những gánh hàng rong trên phố không chỉ phục vụ cho nhu cầu của người hàng phố mà còn góp phần tạo nên những nỗi nhớ ngày Tết cổ truyền thông qua một thứ quà vô hình, ấy là mùi hương.
Cái lạnh của ngày đầu xuân ẩn chứa trong đó những mùi hương của ngày Tết. Để rồi, mỗi người đều có cảm thức riêng về mùi Tết của mình. Đó là mùi măng khô hay lá mùi già, mùi của không khí hay mùi của hoa quất.
Truyền thống chơi quất Tết của người Hà Nội bắt nguồn từ phong tục cổ truyền của người Việt. Quất không chỉ có vẻ đẹp về hình dáng, mà còn được cho là mang lại sự tài lộc và may mắn. Người Hà Nội thường chọn những cây quất có quả vàng mọng, tán lá xanh tốt để bày trong nhà. Cây quất với quả vàng, lá xanh, điểm chút hoa trắng được cho là biểu tượng của sự sung túc, thịnh vượng và mong muốn gia đình trong năm mới sẽ gặp nhiều may mắn và thành công.
Những khu chợ hoa trong phố như Hàng Lược hay khu vực Tứ Liên vẫn luôn là nơi được người Hà Nội tìm đến. Người ta đi mua quất và người ta đi thưởng quất. Cái thú ngắm cây hoa ngày Tết từ bao đời nay vẫn được duy trì như thế.
Cây quất hiện được trồng ở nhiều nơi nhưng quất Tứ Liên vẫn luôn được lòng người chơi hơn cả. Đất và người Tứ Liên, cùng với kỹ nghệ chăm cây có tiếng đã tạo nên danh thơm cho làng nghề. Người ta nói rằng, quất Tứ Liên chắc khỏe, tươi lâu, quả mọng và đặc biệt ngát hương. Thứ hương ấy góp phần tạo nên một mùi thơm đặc biệt cho ngày Tết của người Hà Nội.
Trong trăm thứ mùi thì mùi hương nhang ngày Tết vẫn luôn gợi sự lưu luyến nhớ thương. Mùi nhang vừa là mùi của hiện tại, vừa là mùi của ký ức. Chả thế mà trong các khu chợ Tết, bên những quầy hàng rực rỡ hay thâm trầm, thể nào cũng đâu đó xuất hiện vài ba gian hàng bán hương các loại. Là hương trầm, hương bài hay hương trám… tất cả đều ngan ngát, thoang thoảng, phất phơ trong không gian ngày Tết, khiến lòng người trở nên ấm áp lạ thường.
Mùi của đất trời như một sự khởi đầu mới, là lời chào đón năm mới đầy hy vọng. Và khi tất cả những mùi hương ấy hòa quyện lại, ta cảm nhận được trọn vẹn không khí Tết - không chỉ là sự hiện diện của món ăn, của cây cỏ, mà còn là sự đoàn viên, là tình cảm giữa người với người.
Tết đến mang theo những mùi hương quen thuộc, nhắc nhở chúng ta về những giá trị truyền thống, về sự đoàn tụ, về tình yêu thương trong mỗi gia đình. Và dù đi đâu xa, dù bao nhiêu năm trôi qua, những mùi hương ấy sẽ mãi là phần ký ức không thể phai mờ trong lòng mỗi người Việt.


Nhiều người trên phố cổ vẫn giữ nếp cũ được bà, được mẹ truyền lại, đi tìm mua hoa gói để bày đĩa những ngày tuần tiết trong năm.
Được chế biến từ những quả mơ tươi chọn lọc, ngâm ủ theo công thức truyền thống giữ trọn vị chua thanh đặc trưng hòa quyện cùng độ ngọt dịu tự nhiên, mơ má đào ngâm muối đường mang đến thức uống thơm ngon, sảng khoái cho mọi lứa tuổi.
Với nhiều người, học trang điểm không chỉ là học một kỹ năng mềm, mà còn là học yêu bản thân mình theo một cách rất riêng. Bởi làm đẹp cho mình cũng chính là làm đẹp cho cuộc sống.
Được mệnh danh là lộc của trời, Vờ Vờ - thứ đặc sản nức tiếng ven sông Hồng mùa hạ được bao người sành ăn xuýt xoa khen ngợi. “Săn” được thức đặc sản quý hiếm đó chẳng hề đơn giản, chỉ ngắn ngủi đôi mươi phút khi trời mới tờ mờ sáng.
Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.
Ốc om chuối đậu không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một phần hồn cốt của ẩm thực Hà Nội. Từ những nguyên liệu bình dị như ốc, chuối xanh, đậu phụ, mắm tôm... người Hà Nội đã tạo nên một món ăn đậm đà, tinh tế và thấm đượm tình quê.
0