Mức giảm trừ gia cảnh đứng yên khi giá cả leo thang

Bộ Tài chính vừa đề xuất thay đổi mức giảm trừ gia cảnh trong dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế.

Góp ý cho dự thảo này, có tới 16 bộ và địa phương đồng loạt đề nghị, nâng mức giảm trừ gia cảnh lên gấp rưỡi so với hiện nay, với lý do mức giảm trừ gia cảnh hiện đã lạc hậu. Nếu theo đúng quy trình thực hiện thì khoảng hai năm nữa luật mới có hiệu lực. Và đó là khoảng thời gian quá dài khi luật hiện tại đã không còn phù hợp với thực tế, tạo áp lực lên cuộc sống của người dân.

Với tổng thu nhập hai vợ chồng khoảng 40 triệu đồng, chị Ngô Thị Huệ - một giáo viên tiểu học chia sẻ, hàng tháng gia đình chị chẳng tiết kiệm được bao nhiêu khi giá cả ngày càng leo thang, phải chi trả rất nhiều chi phí. Dù vậy, mức giảm trừ gia cảnh khi đóng thuế thu nhập cá nhân với mỗi người phụ thuộc từ lâu vẫn giữ nguyên, cụ thể là 4,4 triệu đồng/tháng cho mỗi người con của chị.

Chị Ngô Thị Huệ (quận Thanh Xuân) chia sẻ: “Mình thấy (chi tiêu cho) một bạn nhỏ trong một tháng cũng rơi vào khoảng 5 -6 triệu trung bình. Đó là chưa tính đến phát sinh, ốm đau hoặc là đi khám chữa bệnh. Hiện tại, mức được giảm trừ đối với người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng trên một người, mình thấy đang bị thấp so với mức sinh hoạt chung".

Hiện tại, mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế là 11 triệu đồng và giảm trừ mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu đồng, duy trì từ tháng 7/2020. Cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm, giảm trừ gia cảnh, phụ cấp, trợ cấp, số còn lại là thu nhập căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, mức giảm trừ này thể hiện nhiều bất cập trong tính thuế thu nhập cá nhân, khi mức chi tiêu tăng và giá cả ngày càng đắt đỏ.

TS Vũ Văn Tính - Khoa Nhà nước pháp luật, Học viện Hành chính Quốc Gia - cho hay: “Lạm phát giáo dục tăng khoảng 20%, giá xăng tăng 110%. Nếu vẫn giữ mức giảm trừ gia cảnh như hiện nay thì không hợp lý và gây bất lợi cho người có thu nhập trung bình, nhưng có lợi cho người thu nhập cao”.

Nhiều quan điểm cũng cho rằng, biểu thuế hiện hành với 7 bậc thuế là chưa hợp lý. Khoảng cách thu nhập tính thuế ở các bậc sau quá rộng so với các bậc thấp, tạo áp lực, gánh nặng thuế cho người lao động.

Bộ Tài chính thông tin, phải đến tháng 10/2025 mới trình Quốc hội sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân, trong đó có mức giảm trừ gia cảnh cũng như thay đổi biểu thuế hiện hành, và phải đến tháng 5/2026 mới thông qua, thực hiện từ năm 2027. Dù đúng với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đề ra, nhưng so với yêu cầu thực tiễn là chậm, tạo áp lực tài chính ngày càng lớn đối với cuộc sống người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 13/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Thời tiết khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, gió Đông Bắc đến Đông cấp 2-3. Nhiệt độ vào buổi sáng sớm khoảng 21-23 độ. Sau 8 giờ, nhiệt độ bắt đầu nhích tăng theo từng giờ.

Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình sáng 12/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nghiên cứu, làm ngay tuyến đường thẳng nhất quy mô 10 làn từ thành phố Hưng Yên tới thành phố Thái Bình.

Làm việc với Đoàn kiểm tra, CTCP đầu tư và sản xuất Âu Cơ chưa xuất trình đầy đủ hồ sơ giấy tờ của các đơn vị cung cấp nguyên liệu và bao bì và đánh giá nguyên liệu dùng để sản xuất hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nutri Fucoidan Plus và Tĩnh Tâm V.Life.

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc thống nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan tới bảo vệ dữ liệu cá nhân tại dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, giải quyết sự thiếu thống nhất trong các quy định hiện hành.

Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.