Mùa Vu Lan thương nhớ
Giọt nước mắt nhớ bố… Niềm hạnh phúc vô bờ khi còn mẹ… Đó là những xúc cảm trào dâng trong lòng Dung mỗi mùa Vu Lan. Một mình nuôi hai chị em ăn học trong suốt 24 năm qua, mẹ Dung đã vất vả rất nhiều. Do vậy, cứ mỗi mùa Vu Lan đến, chị Dung cố gắng về để cùng mẹ đi lễ chùa.
Chị Nguyễn Trà Dung (tỉnh Hoà Bình) kể: ''Đi chùa cầu sức khỏe cho mọi người gia đình mình, cho mẹ lúc nào cũng khỏe mạnh ở với mình''.

Với chị Đài mẹ của Dung thì Vu Lan cũng là mùa của nỗi nhớ cha và niềm mong ước mẹ khỏe mỗi ngày. Bà lo thời gian ở bên mẹ chắc cũng không còn dài nữa. Chị Lê Thị Anh Đài (tỉnh Hoà Bình) tâm tư: ''Bố mất từ năm 1988. Mẹ vẫn còn, 90 tuổi, hiện đang bị liệt không đi lại được. Trước khi lên chùa, hai mẹ con lên nhà bà ngoại, có một bó hoa sen''.
Vào dịp Vu Lan, mỗi người Việt có những cách khác nhau để bày tỏ tấm lòng hiếu kính với cha mẹ, ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục và nhớ về ông bà, tổ tiên.

Những ngày này, nhiều người dành thời gian đi thăm mộ phần tổ tiên, dọn dẹp, hương khói, cầu bình an cho gia đình, bày tỏ lòng hiếu kính đến những người đã khuất. Đây cũng là dịp các gia đình giáo dục con cháu về đạo hiếu ở đời.
Bà Bùi Thị Bích Huệ (Hà Nội) cho rằng: ''Nên giáo dục cho con cháu, cũng như bản thân tôi nên sống có hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ và giáo dục cho con cháu biết về đạo hiếu''.

Tham gia nghi thức “Bông hồng cài áo” rồi thả đèn hoa đăng tại chùa, lắng nghe những bài thuyết giảng về lòng hiếu thảo với cha mẹ khiến ai nấy trào dâng niềm thương nỗi nhớ cha mẹ đã khuất, cùng nhau nguyện cầu cho người thân của mình luôn mạnh khỏe, bình an và gặp mọi điều tốt lành.
Ca sĩ Randy chia sẻ: "Chúng ta sinh ra và lớn lên, sống với ba mẹ, nhiều lúc làm ba mẹ buồn mà không có biết, rồi mình cứ ung dung tự tại, mình không có nghĩ đến cảm xúc của ba mẹ, nhưng 1 ngày nào đó mình có lỗi với mẹ, nên Randy viết “Thời gian qua vô tình không nghĩ tới/ Phận làm con hiếu nghĩa đáp chưa tròn/ Mẹ buồn con có bao giờ con biết/ Con xin mẹ tha thứ cho con”.
Đại đức Thích Trí Thịnh - Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, cho biết: ''Hàng năm chùa đều long trọng tổ chức lễ Vu Lan để nhắc nhở những người con nhớ về cội nguồn, trong đó có cha mẹ, ông bà, các chân linh quá vãng, ngoài ra còn tưởng nhớ những vị có công với đất nước, xã hội, đó là hiếu đạo cần hướng đến''.
Lễ Vu Lan năm nay, tại nhiều chùa trên cả nước ghi nhận tình trạng đốt vàng mã đã giảm hẳn, đèn hoa đăng sau khi tắt nến có người đi thu gom lại, nhằm bảo vệ môi trường.


Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.
Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.
Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.
Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.
Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.
Lễ hội đình Vòng (quận Thanh Xuân) đã khai mạc vào sáng 1/3 với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
0