Một số kinh nghiệm khi mua chung cư
- Xác định vị trí chung cư: Nên xem xét vị trí gần các tiện ích như chợ, trường học, nơi làm việc… Lưu ý quan sát lượng giao thông quanh khu chung cư, nhất là vào các giờ cao điểm.
- Kiểm tra pháp lý: Nếu mua căn hộ chung cư đang xây dựng, cần tìm hiểu rõ lai lịch của khu đất, xem dự án đó có đang thế chấp hay không. Ngoài hồ sơ pháp lý của dự án, người mua cần xem kỹ hợp đồng mua bán.
- Tìm hiểu cặn kẽ về chủ đầu tư: Trước khi mua căn hộ chung cư, cần tìm hiểu tên, năng lực của chủ đầu tư, giấy phép đầu tư và xây dựng của dự án. Ngoài ra, nên dành thời gian để đến quan sát tiến độ xây dựng, thăm hỏi người dân đã và đang sống trong chung cư đó về mức độ hài lòng.
Đánh giá tiện ích nội, ngoại khu: Ưu thế khi sống trong chung cư là được sử dụng rất nhiều tiện ích ngoại khu như công viên, trung tâm thương mại… Ngoài ra, người mua cần lưu ý các thông tin về số thang máy, thang thoát hiểm, mức độ hoạt động ổn định của các thang. Mật độ căn hộ cũng là yếu tố cần lưu tâm khi xem xét mua một căn hộ chung cư. Mật độ phù hợp và phổ biến hiện nay là 8 căn hộ/sàn.
- Giá cả: Với những khách hàng chưa sẵn sàng về mặt ngân sách, có thể xem xét những chính sách hỗ trợ như trả góp hoặc trả theo đợt của chủ đầu tư. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng chi trả, chỉ nên mua một căn hộ khi đã có trong tay ít nhất 50% giá trị căn nhà.
Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.
Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.
Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.
0