Một quyết định hợp lòng dân

Với quyết định miễn học phí từ bậc mầm non đến hết cấp trung học phổ thông công lập trên toàn quốc, nhiều cơ hội học tập và sự bình đẳng sẽ được mở ra với tất cả các em học sinh.

Miễn học phí cho học sinh công lập

Theo quyết định mới nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm, của Bộ Chính trị, từ năm học mới 2025 - 2026, toàn bộ học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông công lập trên cả nước sẽ được miễn học phí. Quyết sách đúng đắn, kịp thời và đầy tính nhân văn của người đứng đầu Đảng không chỉ mang lại niềm vui lớn cho hàng triệu phụ huynh và học sinh, mà quan trọng hơn, quyết sách này đã khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư tới an sinh xã hội, động lực quan trọng để phát triển đất nước.

Học phí nhà trẻ, mẫu giáo, THPT, Giáo dục thường xuyên cấp THPT dao động từ 24.000 đồng/1 học sinh/1 tháng đến 217.000 đồng/1 học sinh/1 tháng tại các cơ sở giáo dục ở các xã miền núi đến các cơ sở giáo dục ở phường, thị trấn.

Trên quy mô cả nước, nhu cầu kinh phí ngân sách phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí cho học sinh là khoảng 30 nghìn tỷ đồng. Đây là con số không hề nhỏ. Chính sách mới không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng học phí cho người dân, mà sau đó là sự quan tâm đầu tư thực chất của người đứng đầu Đảng dành cho an sinh xã hội, giáo dục và đào tạo. Liên tục nhiều quyết sách quan trọng đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra trong một lộ trình và tư tưởng nhất quán, quyết liệt tinh gọn bộ máy, đồng thời ưu tiên dành nguồn ngân sách cho giáo dục đào tạo. Đây là quyết định hợp lòng dân, đúng đắn trong kỷ nguyên mà con người được thụ hưởng các lợi ích xã hội.

Người dân vui mừng khi bớt được nỗi lo

Khi nghe tin về chính sách miễn học phí cho tất cả trẻ mầm non đến học sinh THPT, anh Nguyễn Khắc Diễm - phụ huynh em Diệu Ly, học sinh lớp 7B - Trường THCS Cát Quế A (huyện Hoài Đức), không giấu được vui mừng. Gia đình anh hiện có bốn con đang theo học ở các cấp từ mầm non đến THPT. Đối với những gia đình làm nghề tự do như gia đình anh Diễm, việc miễn học phí là sự cứu cánh, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.

"Tôi rất mừng, chính sách của Nhà nước luôn quan tâm đến người dân và rất thiết thực. Các khoản học phí không dùng đến có thể sử dụng để đầu tư thêm vào các kỹ năng hoặc thêm đồ dùng học tập cho các con", anh Diễm chia sẻ.

Đối với nhiều người, học phí có thể chỉ là một khoản chi nhỏ, nhưng với những gia đình nghèo, những người dân ở khu vực khó khăn, đây là một chính sách đầy nhân văn, giúp họ vơi bớt lo âu và yên tâm về cơ hội học hành của con cái.

Ông Tạ Hữu Mạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Cát Quế A, huyện Hoài Đức cho biết: "Trường THCS Cát Quế A là đơn vị khó khăn của huyện và còn nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Quyết định miễn học phí cho học sinh là một việc làm nhân văn và tạo sự công bằng trong giáo dục đối với toàn thể học sinh".

Theo PGS. TS Phạm Ngọc Trung, nguyên Trưởng Khoa Văn hóa và phát triển - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, quyết định miễn học phí là một quyết định đột phá và lớn lao trong cải cách giáo dục. Số tiền 30.000 tỉ đồng sẽ hỗ trợ cho khoảng 23,2 triệu học sinh, khiến phụ huynh, học sinh đều rất phấn khởi. Với những gia đình khó khăn, việc miễn học phí sẽ tạo ra nguồn lực để họ đầu tư thêm cho sản xuất.

Việc miễn học phí không chỉ giúp các em học sinh giảm bớt gánh nặng tài chính, mà còn tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai tươi sáng phía trước.

Không còn nỗi lo phải bỏ học vì tiền học phí

Xã Khánh Thượng là 1 trong 7 xã miền núi của huyện Ba Vì và cũng là 1 trong 13 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số của thành phố Hà Nội. Gia đình em Tài thuộc xã Khánh Thượng và có hoàn cảnh rất khó khăn. Bố em bệnh tật, thỉnh thoảng lại phải vào viện chữa trị. Mẹ Tài bị tai nạn lao động từ 30 năm trước, mất sức lao động, chỉ quanh quẩn ở nhà chăn nuôi cải thiện đời sống. Anh trai của Tài hai năm trước đã phải nghỉ học vì hoàn cảnh quá khó khăn. Nếu không phải nghỉ học giữa chừng, anh trai của Tài năm nay đang học lớp 11.

Chị Nguyễn Thị Phu, mẹ của Tài đã từng nghĩ, khi hết năm học này, Tài hoàn thành lớp 9, sẽ phải cho con nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Tuy nhiên, may mắn thay, khi nghe thông tin về chính sách miễn học phí, chị Phu đã dần thay đổi suy nghĩ. Niềm hy vọng bừng lên trong lòng chị. Giờ đây, Tài có cơ hội tiếp tục con đường học tập mà không phải lo lắng về gánh nặng học phí, mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng hơn cho con.

Không chỉ mang lại niềm vui đối với các gia đình như chị Phu, chính sách miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến giáo dục phổ thông mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc; giúp giảm gánh nặng chi phí đối với phụ huynh và tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho tất cả học sinh.

Giảm gánh nặng, thêm cơ hội học tập  

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Cảnh, Chủ nhiệm lớp 9B - Trường THCS Khánh Thượng (huyện Ba Vì) luôn hiểu rõ những khó khăn của học sinh trong lớp. Nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt, khi bố mẹ phải đi làm xa, các em phải sống cùng ông bà, có em lại mồ côi cả cha lẫn mẹ. Việc đóng học phí từ đây trở thành một gánh nặng không nhỏ đối với gia đình các em.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Cảnh cho biết: "Ở xã Khánh Thượng, hiện có nhiều gia đình 3,4 con, việc miễn học phí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh".

Nằm ở xã miền núi của huyện Ba Vì, Trường THCS Khánh Thượng có tổng cộng 574 học sinh, trong đó đến 70% các em đến từ gia đình còn nhiều khó khăn. Những gia đình này phải đối mặt với không ít thách thức trong cuộc sống, khiến việc lo liệu cho con em được đến trường trở thành một nỗi lo thường trực.

Ông Nguyễn Mạnh Hưởng, Hiệu trưởng Trường THCS Khánh Thượng (huyện Ba Vì) cho hay: "Theo Nghị quyết 02/2024 của HĐND thành phố Hà Nội, học sinh các trường thuộc xã miền núi sẽ phải thu 19.000đ/1 học sinh/1 tháng. Nhiều hộ khó khăn, công tác thu học phí khó, thường đến cuối năm học mới đóng được. Cán bộ, giáo viên, phụ huynh và người dân ở xã Khánh Thượng hết sức vui mừng khi biết thông tin về chính sách miễn học phí này".

Chính sách mà người dân mong mỏi từ lâu nay đã trở thành hiện thực. Từ nay, những gia đình đông con, gặp khó khăn kinh tế, đặc biệt ở những vùng khó khăn sẽ không còn phải bắt con nghỉ học sau khi hoàn thành chương trình THCS. Việc miễn học phí đến hết bậc THPT sẽ mở ra cơ hội để các em tiếp tục học đến lớp 12, được lựa chọn nghề nghiệp. Chính sách này không chỉ giúp các em có điều kiện học tập, mà còn là bước đệm quan trọng để mở ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các em.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các trường trung học phổ thông chuyên thuộc các trường đại học ở Hà Nội đã đồng loạt thay đổi môn thi giống nhau, gồm ba môn chung và một môn chuyên.

Hơn 121.000 học sinh lớp 11 các trường trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tham dự kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng vào hôm nay, 20/3.

Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT 2025 như kế hoạch từ đầu năm để ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh.

Nhiều học sinh lớp 9 hiện nay lựa chọn không tham gia vào kỳ thi lớp 10, thay vào đó học nghề để đạt đúng nguyện vọng và năng lực.

Chính phủ đã ban hành kế hoạch về công tác phổ cập giáo dục, đẩy mạnh phân luồng học sinh.

Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Nghệ An là bốn địa phương có công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị điều chỉnh lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025.