Một bộ phận cán bộ coi nhẹ việc chống lãng phí
Nhiều đại biểu bày tỏ ý kiến: Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí đã đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp. Đây là một thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc, khuyến khích mọi người dân, đặc biệt là cán bộ trong bộ máy công quyền cần xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong xã hội. Bài viết đánh giá lãng phí còn diễn ra khá phổ biến dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển.
Đại biểu Quốc hội nhất trí với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025 với nhiều thành tựu nổi bật. Công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã bám sát thực tiễn, điều hành quyết liệt, linh hoạt, có định hướng giải quyết rõ ràng, chỉ rõ trách nhiệm từng cơ quan, tổ chức, cá nhân, đã giúp cho công tác này đạt hiệu quả, phát triển kết cấu hạ tầng có đột phá rõ rệt.
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với các hạn chế đã nêu trong Báo cáo của Chính phủ, trong đó đại biểu quan tâm đến việc chống lãng phí trong bộ máy công quyền. Bà Mai Thị Phương Hoa - Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, phát biểu: "Còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý. Lâu nay họ chỉ coi lãng phí là hành vi cần khắc phục, nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Có một số cán bộ còn quan niệm lãng phí chỉ là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước không hiệu quả, nhưng trên thực tế có lãng phí về cơ hội và thời gian. Bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ, tư duy chủ quan của một số cán bộ muốn thực hiện những dự án ở địa phương, bộ, ngành mình vào trong nhiệm kỳ mình làm lãnh đạo để chứng tỏ năng lực, sự năng động, nhưng do sự tính toán chủ quan, không tuân thủ đầy đủ các quy trình, nên một số dự án mới đem lại hiệu quả không như mong muốn. Chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao".
Nhiều đại biểu cho rằng, đối với các dự án, công trình đầu tư công có vốn lớn, nếu để xảy ra chậm tiến độ sẽ là một sự lãng phí lớn. Công trình đầu tư xong nhưng hoạt động không hiệu quả hoặc không đưa vào khai thác, sử dụng được, đó là một hình thức lãng phí rất lớn. Đây là một loại lãng phí vật chất, rất dễ nhận diện và đã được đề cập đến trong nhiều năm nay. Mặt khác, trong lãng phí có cả bóng dáng của tham nhũng, đặc biệt đối với các dự án đầu tư. Dường như chúng ta vẫn còn nương nhẹ lãng phí. Không phải vì không chỉ ra được tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm mà nằm trong quan điểm cho rằng điều đó chưa quan trọng bằng việc chống tham nhũng.


Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục xúc tiến các cuộc trao đổi, tiếp xúc với phía Hoa Kỳ trên tất cả các cấp, các kênh, giải quyết các quan tâm từ phía Hoa Kỳ, trên tinh thần hai bên cùng có lợi.
Tình trạng kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu ngày càng nhức nhối, không chỉ đe dọa đến sức khỏe cộng đồng mà còn gây ảnh hưởng đến kinh tế và trật tự an toàn xã hội.
Các đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt 57 tỷ đồng qua hình thức vay tiền, đưa ra hồ sơ hợp đồng hợp tác bất động sản giả.
Phòng Cảnh sát Hình sự và Công an phường Hưng Lợi (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) vừa phá nhanh vụ trộm cắp trên địa bàn với tài sản bị trộm khoảng 3 tỷ đồng.
Liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt, ngoài khám xét trụ sở tại TP.HCM, cơ quan điều tra đã phối hợp cùng Công an tỉnh Đắk Lắk khám xét tại địa điểm sản xuất kẹo của Công ty Cổ phần Asia Life tại Đắk Lắk.
Theo cơ quan điều tra, Tùng "Hiên" có 5 tiền án về các tội "Cưỡng đoạt tài sản, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng". Đối tượng có ảnh hưởng đặc biệt trong các băng nhóm xã hội đen.
0