Mong chờ thông tuyến bảo hiểm y tế
Thẻ bảo hiểm y tế luôn có dòng chữ: Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Theo quy định, khi người dân đi khám chữa bệnh, phải đúng tuyến với nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Bà Nguyễn Thị Sửu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng việc cấp thẻ BHYT thực tế là đóng và hưởng. Nếu cứ gò bó trong khuôn khổ đăng ký chỗ nào thì khám chữa bệnh chỗ đấy thì chưa đúng tinh thần, nhất là đối với những người bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y.
Để mở rộng quyền lợi cho người bệnh khi được tự đi khám bệnh, chữa bệnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ “Nghiên cứu cơ chế cho phép người dân được đến bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào để khám bệnh, chữa bệnh mà không cần phải làm thủ tục chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.
Bà Trần Thị Nhị Hà, Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội, cho biết: "Thực tiễn, không ít khó khăn khi người dân luôn phải có giấy chuyển viện, chuyển tuyến. Dự thảo luật lần này đã tháo gỡ được khó khăn và chúng tôi thấy đây là điểm phù hợp, mới, đáng ghi nhận trong Luật BHYT lần này".
Nếu dự thảo Luật được thông qua, thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo sẽ không còn. Như vậy, người bệnh được lên thẳng cấp chuyên môn cao, giảm thủ tục, giảm chi tiền cho người dân, tiết kiệm chi phí cho quỹ.


Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh và thông tin, quảng cáo trong lĩnh vực y, dược cổ truyền.
Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.
Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
0