Mở rộng đất cho nhà thương mại, tránh đầu cơ đất đai

Liên quan đến nội dung dự thảo nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, nhiều ý kiến cho rằng, cần đánh giá kỹ hơn thực trạng triển khai các dự án nhà ở thương mại, tránh tình trạng đầu cơ đất đai hoặc cơ chế xin – cho dự án.

Quy định như dự thảo nghị quyết sẽ tạo hành lang pháp lý song song với các quy định tại Luật Đất đai về đất để đầu tư nhà ở thương mại trong thời gian thí điểm. Tuy nhiên, có khả năng sẽ gây mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định liên quan đến lâm nghiệp, quốc phòng, an ninh, tín ngưỡng, tôn giáo. Do vậy, cần tiếp tục rà soát, làm rõ các trường hợp, và phạm vi thực hiện thí điểm.

Ông Hoàng Thanh Tùng - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho hay: “Cần phải tìm hiểu tình hình thực hiện các dự án nhà ở thương mại hiện nay vướng mắc ở đâu, tại địa phương nào, tính chất vướng mắc là gì, để chúng ta có những thí điểm đúng với vấn đề đang vướng mắc nhằm tháo gỡ. Đặc biệt, cần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng sau khi Nghị quyết được ban hành xuất hiện tình trạng thu gom, đầu cơ đất đai”.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay đối với các dự án dưới quy mô khu đô thị, nếu không cho áp dụng cơ chế thí điểm này sẽ không thể tiếp cận đất đai để làm nhà ở thương mại. Từ đó, không thể tăng nguồn cung nhà ở và tiếp tục đẩy giá nhà lên cao. Do đó, Chính phủ đề xuất thực hiện thí điểm trên phạm vi toàn quốc nhưng kèm theo các tiêu chí cụ thể.

Ông Đỗ Đức Duy - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết: “Thứ nhất, không gian chỉ có khu vực đô thị và quy hoạch phát triển đô thị. Thứ hai, khống chế về quy mô diện tích đất không quá 30% diện tích đất phát triển nhà ở mới. Thứ ba, khống chế về mặt thời gian, đó là thực hiện trong 5 năm. Ngoài ra, cần quy định chặt chẽ tiêu chí đó là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt phải phù hợp với chương trình kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương”.

Bên cạnh đó, cần quy định chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến phạm vi khu đất thực hiện thí điểm. Ngoài ra, cần giao cho UBND các cấp kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch đối với đất ở tại địa phương; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng trục lợi trong việc thu gom đất và điều chỉnh quy hoạch.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.