Minh bạch việc xét duyệt đối tượng thuê, mua nhà ở XH
Đây là vấn đề rất cần thiết trong thời điểm hiện nay nhằm thực hiện hiệu quả chính sách an sinh của Nhà nước. Nhất là những thông tin về sự chưa minh bạch trong việc xét duyệt hồ sơ mua, thuê nhà ở xã hội.
Khi giá nhà - đất vượt quá xa so với thu nhập, nhà ở xã hội là hy vọng của nhiều người khi muốn an cư. Tuy nhiên trên thực tế, dù đủ điều kiện nhưng chuyện nộp hồ sơ - xếp hàng rồi mua được nhà là không hề dễ dàng, bởi người có nhu cầu phải trải qua nhiều công đoạn sàng lọc chặt chẽ. Vậy nhưng, tại nhiều dự án nhà ở xã hội, khi mở bán lại xuất hiện thông tin chào bán, mức chênh lệch lên tới cả trăm triệu đồng 1 căn.
Chị Nguyễn Thị Tâm (phường Xuân La, quận Tây Hồ) chia sẻ: “Môi giới có nhắn tin, gọi điện mời mua với giá chênh khoảng hơn 300 triệu/căn, nếu chậm thì giá còn lên nữa. Nói như vậy thì tôi không biết như thế nào”.
Dự án nhà xã hội chưa nghiệm thu đã được rao bán trên mạng. Người không đủ điều kiện vẫn được cấp nhà, người có thu nhập thấp lại khó tiếp cận. Việc xét duyệt hồ sơ thiếu chặt chẽ khiến nhiều trường hợp không thuộc diện ưu đãi lợi dụng mua bán nhà ở xã hội kiếm lời. Đây là những vấn đề được đoàn giám sát Quốc hội chỉ ra và làm nóng nghị trường với sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn đại biểu tỉnh Hải Dương, cho rằng: “Đề xuất cần bổ sung nội dung nhằm tăng cường kiểm tra đối tượng sở hữu nhà ở xã hội cũng như quy trình, thủ tục xét duyệt hồ sơ mua, thuê mua nhà ở xã hội, giúp phát hiện và xử lý các sai phạm liên quan”.
Mới đây, tỉnh Bắc Ninh đã xác định 14/29 dự án trên địa bàn với khoảng 640 căn hộ nhà ở xã hội có người nước ngoài sinh sống, tổng số khoảng 1.500 người. Tại Hà Nội, trước đó ở dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn, sau khi rà soát danh sách bốc thăm trúng quyền mua nhà, đã phát hiện 7 trường hợp không đúng đối tượng. Tình trạng nhà ở xã hội bán sai đối tượng đã được phát hiện tại nhiều tỉnh, thành phố, đòi hỏi phải triển khai chặt chẽ các bước để xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm và lách luật, đảm bảo nhà ở xã hội thực sự đến tay những người có nhu cầu.
Dự thảo “Quyết định ban hành quy định về quản lý bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội” đang được UBND thành phố lấy ý kiến, quy định tại mỗi dự án sẽ thành lập một tổ giám sát việc mua nhà ở xã hội. Có tối thiểu ba khách hàng đại diện cho các đối tượng đã đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được chọn ngẫu nhiên và đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở. Đây là giải pháp thể hiện sự công khai, minh bạch ngay từ khâu xét duyệt hồ sơ đến bốc thăm mua của loại hình nhà ở vốn đang rất thiếu này.
Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.
Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.
Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.
0