Minh bạch hỗ trợ học phí trường tư

Khoản hỗ trợ học phí cho học sinh ở các trường dân lập, tư thục sẽ được chuyển trực tiếp đến người học - đây là cách làm minh bạch, hiệu quả và nhận được sự đồng thuận từ nhiều phụ huynh, cơ sở giáo dục.

Quốc hội đang thảo luận dự thảo Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí cho học sinh các cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó điểm mới được đặc biệt quan tâm là cách thức chi trả đối với học sinh ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tức là các trường dân lập, tư thục.

Thay vì chi thông qua nhà trường như trước đây, khoản hỗ trợ sẽ được chuyển trực tiếp đến người học. Đây được đánh giá là cách làm minh bạch, hiệu quả và đang nhận được sự đồng thuận từ nhiều phụ huynh, cơ sở giáo dục.

Tại một trường mầm non tư thục ở Hà Nội, nơi phụ huynh mỗi tháng phải chi trả từ 5 đến 6 triệu đồng học phí - mức không nhỏ với nhiều gia đình - khi biết đến chủ trương hỗ trợ học phí sẽ chuyển sang cấp trực tiếp cho người học, nhiều phụ huynh tỏ ra phấn khởi.

Anh Vũ Quốc Anh, phụ huynh tại quận Đống Đa chia sẻ: “Tôi có hai con đang học tại trường tư thục, rất vui mừng với chính sách này của Đảng và Nhà nước. Chi trả trực tiếp luôn cho phụ huynh là đúng đắn, kịp thời giúp các gia đình giảm tải chi phí”.

Còn bà Trần Quyên, chủ Trường Mầm non Ong Sáng Tạo (quận Thanh Xuân) cho rằng: “Đây là một chính sách hợp lòng dân trong thời điểm các gia đình thắt chặt chi tiêu. Việc chi trả trực tiếp cho gia đình là hợp lý, đảm bảo minh bạch, đến đúng người cần hỗ trợ”.

Theo dự thảo, ngân sách nhà nước cần bổ sung khoảng 8.200 tỷ đồng để triển khai chính sách hỗ trợ học phí này. Trong đó, riêng khối tư thục và dân lập sẽ nhận khoảng 1.300 tỷ đồng thông qua hình thức chuyển trực tiếp cho người học, tức phụ huynh hoặc người giám hộ. Phương thức hỗ trợ mới này cũng nhận được sự đồng tình từ nhiều cơ sở giáo dục tư thục khác.

Bà Văn Liên Na, Phó Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh cho rằng: “Hỗ trợ trực tiếp cho phụ huynh là minh bạch, công khai”.

Bà Nguyễn Minh Thúy, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Siêu đồng tình: “Để đảm bảo quyền lợi thì nên trả về cho học sinh, bởi hiện nay các em đã có mã định danh rõ ràng”.

Việc chuyển đổi phương thức hỗ trợ học phí từ cấp qua nhà trường sang cấp cho người học được đánh giá là linh hoạt, sát thực tiễn và đảm bảo quyền lợi trực tiếp cho hàng triệu học sinh, phụ huynh trên cả nước. Với cách làm này, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước sẽ đến đúng nơi, đúng người, góp phần nâng cao chất lượng và tính công bằng trong giáo dục.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoản hỗ trợ học phí cho học sinh ở các trường dân lập, tư thục sẽ được chuyển trực tiếp đến người học - đây là cách làm minh bạch, hiệu quả và nhận được sự đồng thuận từ nhiều phụ huynh, cơ sở giáo dục.

Đoàn học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô năm học 2024 - 2025 đã dự lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 22/5.

Thành phố Hà Nội có 679 học sinh trúng tuyển diện tuyển thẳng vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2025 - 2026.

Một phòng thí nghiệm (Lab) tại Việt Nam trị giá 5 triệu USD đã đi vào hoạt động tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Theo các chuyên gia, trước kỳ thi, điều quan trọng là học sinh cần được tạo môi trường an toàn, được lắng nghe và khích lệ đúng lúc để giúp các em giải tỏa áp lực thi cử.

Phòng GD&ĐT quận Ba Đình vừa tổ chức Hội thảo "Mở khoá kỷ nguyên số và kiến tạo trường học số: Giải pháp từ Google" tại Trường Trung học cơ sở Giảng Võ.