Miễn học phí: Quyết định đúng đắn, kịp thời, hợp lòng dân
Xuất phát từ sự quan tâm lớn đến giáo dục, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có nhiều quyết sách quan trọng, nhanh chóng phê duyệt đề xuất của Chính phủ và chỉ đạo quyết tâm thực hiện chủ trương miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông công lập.
Thực tế, học phí ảnh hưởng tới hầu hết các gia đình và là vấn đề mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm mỗi khi bắt đầu năm học mới. Việc mở rộng đối tượng miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông trên cả nước sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện thực hiện “học tập suốt đời” trong nhân dân. Điều này thể hiện sự ưu việt của chế độ, phù hợp với xu thế chung của các nước phát triển; đồng thời cho thấy tư tưởng, chủ trương đầu tư thực chất cho giáo dục và văn hoá của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Theo quy định hiện hành, trong các cơ sở giáo dục công lập, học sinh tiểu học không phải đóng học phí; trẻ mầm non 5 tuổi được miễn học phí; từ ngày 1/9/2025, Nhà nước sẽ thực hiện miễn học phí cho tất cả học sinh công lập từ mầm non 5 tuổi đến hết lớp 9 trung học cơ sở. Đã có 10 tỉnh/thành phố đã ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về miễn học phí mầm non, phổ thông cho năm học 2024 - 2025. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đối tượng học sinh, gia đình ở các địa phương khác đang phải đóng học phí.
Và theo quyết định mới nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm, của Bộ Chính trị, từ năm học mới 2025 - 2026 tới đây, toàn bộ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông công lập sẽ được miễn học phí. Học sinh trường dân lập, tư thục được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định của pháp luật; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả.
Quyết sách đúng đắn, kịp thời và đầy tính nhân văn với tầm nhìn xa của người đứng đầu Đảng đã mang đến niềm vui lớn cho hàng triệu phụ huynh và học sinh trên cả nước. Đại diện các cơ sở giáo dục cùng hoàn toàn đồng tình và ủng hộ.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Phạm Hồng Thái cho hay: "Tôi đánh giá đây là một chính sách ưu việt, sự quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư và Bộ Chính trị dành cho thế hệ trẻ".
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Minh, quận Cầu Giấy thì chia sẻ: "Đây là một quyết sách nhân văn, đảm bảo cơ hội học tập cho các học sinh ở mọi địa bàn, mọi độ tuổi".
Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với 2,3 triệu học sinh. Toàn thành phố có 2.310 trường công lập. Học phí nhà trẻ, mẫu giáo (không bao gồm trẻ em mầm non 5 tuổi), THPT, giáo dục thường xuyên cấp THPT dao động từ 24.000 đồng/1 học sinh/1 tháng đến 217.000 đồng/1 học sinh/1 tháng tại các cơ sở giáo dục ở các xã miền núi, đến các cơ sở giáo dục ở phường, thị trấn.
Trên quy mô cả nước, nhu cầu kinh phí ngân sách phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí cho học sinh là khoảng 30 nghìn tỷ đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng học phí trường công lập chỉ là một khoản chi nhỏ trong chi phí học tập mà một gia đình dành cho con em mình. Nhưng thực tế, với nhiều học sinh, ở những khu vực hay gia đình có hoàn cảnh khó khăn, việc không phải lo lắng vì chuyện thiếu học phí sẽ mang lại nhiều cơ hội tốt đẹp cho các em. Điều này cũng hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội học tập, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhà nhà, người người thực hiện hiệu quả học tập suốt đời. Có đầu tư thực chất cho văn hoá, giáo dục thì mới xây dựng được đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh, chúng ta mới vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển, giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.


Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT của Đài Hà Nội sẽ bắt đầu lên sóng từ ngày 4/4 trên kênh H2 và ứng dụng Hanoi ON.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 8 trường khối công an năm nay là hơn 2.300, trong đó Học viện An ninh nhân dân tuyển nhiều nhất với 540 chỉ tiêu, Bộ Công an thông tin.
0