Mazda sẽ dừng sản xuất bốn mẫu xe

Hãng xe Nhật – Mazda thông báo sẽ dừng sản xuất 4 mẫu xe ô tô trong năm 2025.

Bước đi này cho thấy, hãng đang điều chỉnh danh mục sản phẩm của mình, cũng như tập trung nhiều hơn vào xe điện và SUV, là những mẫu xe mới phù hợp với xu hướng của thị trường trong tương lai.

Mẫu xe đầu tiên bị dừng sản xuất Mazda MX-30 - dòng xe điện đầu tiên của hãng. MX-30 sẽ ngừng sản xuất vào tháng 3/2025 do doanh số thấp và phạm vi hoạt động sau mỗi lần sạc đầy quá ngắn, chỉ khoảng 200km. Mẫu xe này đã có mặt trên thị trường 5 năm mà chưa từng trải qua lần nâng cấp nào.

Tiếp theo là Mazda 2 dự kiến ngừng sản xuất vào cuối năm nay. Mẫu xe này ra mắt từ năm 2014, đã trải qua hai lần nâng cấp vào 2019 và 2023.

Một mẫu xe gầm cao khác dự kiến cũng bị ngừng sản xuất vào tháng 9/2025 là Mazda CX-3. Chiếc SUV này được ra mắt từ năm 2014, sau đó được nâng cấp nhẹ vào 2018, nhưng chưa có sự thay đổi đáng kể nào. Trước đó, CX-3 đã bị dừng sản xuất tại Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng vẫn được bán tại Nhật Bản và một số thị trường châu Á. Hiện tại, Mazda đang phát triển phiên bản kế nhiệm của CX-3, dự đoán sẽ có thiết kế lấy cảm hứng từ CX-5 và được sản xuất tại Thái Lan.

Cuối cùng là mẫu Mazda 6, thế hệ hiện tại của mẫu sadan này đã ra mắt từ năm 2012. Gần đây nhất, Mazda 6 cũng bị loại khỏi thị trường Úc do không đáp ứng các quy định mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Toyota đã thông báo gọi sửa chữa hơn 400 nghìn xe bán tải Tundra đời 2022 - 2025 tại Mỹ do lỗi cụm đèn lùi phía sau xe.

Mẫu xe đạp điện bốn bánh Frikar với thiết kế độc đáo, vận hành bằng cả bàn đạp và động cơ điện dự kiến sẽ được mở bán rộng rãi tại châu Âu vào tháng 7 tới.

Ford Việt Nam vừa thông báo chương trình gọi sửa chữa xe Ford Explorer sản xuất từ năm 2020 đến 2023 nhập khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam do lỗi hiển thị của camera lùi.

Tuyến tàu du lịch “Hoa Phượng Đỏ” nối Hà Nội - Hải Phòng được đưa vào hoạt động không chỉ mang đến trải nghiệm mới mẻ mà còn cho thấy tiềm năng to lớn trong việc kết nối du lịch vùng miền bằng tàu hỏa.

Đường sắt được coi là "mạch máu" của du lịch nội địa ở nhiều quốc gia, được đầu tư mạnh mẽ để trở thành sản phẩm du lịch biểu tượng, gắn liền với thiên nhiên hùng vĩ.

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) đã có thông tin về sự cố tàu metro Cát Linh - Hà Đông bị “dột”.