Mất mát, thiệt hại nặng nề do bão số 3
Bão số 3 là cơn bão có cường độ mạnh, tăng nhanh và mạnh nhất trong 30 năm qua, tăng cấp không theo quy luật, thời gian lưu bão trên đất liền dài hiếm có và diễn ra trên diện rộng. Mặc dù đã chủ động phương án, tuyên truyền nhưng thiệt hại vẫn rất lớn.

Theo số liệu tư Cục Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng), tính đến chiều nay 8/9, Bão số 3 làm 14 người thiệt mạng; hơn 200 người bị thương; 25 tàu xi măng và gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu; làm 3.279 nhà ở bị hư hỏng; 401 cột điện bị gây đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông bị gầy đồ, cây xanh đô thị bị bật gốc, gẫy đồ; có 121.500 ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại; 5.027 ha cây ăn quả bị hư hại; trên 1.000 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi…
Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, uớc tính sơ bộ số chuyến bay bị ảnh hưởng bởi bão Yagi là 145 chuyến, trong đó số chuyến bay đi bị hủy khoảng 65 chuyến.

Tại thành phố Hà Nội, có 1 người chết, 11 người bị thương do bão (có 2 người chết trước khi xảy ra bão), toàn địa bàn thành phố có khoảng 17.000 cây xanh gãy đổ, gây ách tắc giao thông; một số quận, huyện bị mất điện cục bộ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thoát nước của các trạm bơm, sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, 3-4 huyện phía Tây Hà Nội bị gián đoạn viễn thông, 19 nhà, ki-ốt bị tốc mái; hư hỏng 7 ô tô; ngập 1.700 ha lúa.


Từ ngày 13 đến 21/5, Công an Hà Nội tổ chức phân luồng giao thông, hạn chế các loại phương tiện lưu thông trên nhiều tuyến đường, tuyến phố... nhằm đảm bảo an ninh phục vụ Đại lễ Phật đản.
Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô nghiêm túc triển khai với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần lan tỏa giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh trong cộng đồng.
Thảo luận về Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng nay 13/5, các đại biểu Quốc hội kiến nghị có chế tài với doanh nghiệp nhà nước trong việc chậm công bố thông tin, gây ảnh hưởng tới quyền giám sát của xã hội, nhà đầu tư với các doanh nghiệp này.
Vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn đang rất nan giải, đã đến lúc phải có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm khắc để thay đổi nhận thức và thói quen của chính những người kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển Benjamin Dousa nhấn mạnh, Thụy Điển mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp Thụy Điển quan tâm, mong muốn hợp tác có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
0