Mặt bằng bán lẻ có xu hướng tăng trưởng
Khu vực ngoài trung tâm đang tăng trưởng mạnh về số lượng và chất lượng mặt bằng cho thuê. Các chủ đầu tư hiện đang tập trung tối đa hóa công suất cho thuê các dự án hiện hữu và chuẩn bị cho các dự án mới.
Xu hướng phát triển cũng mở rộng vào khối đế của các tòa nhà căn hộ và văn phòng để phục vụ nhu cầu mua sắm của cư dân và người đi làm.
Hiện nay, tổng nguồn cung diện tích bán lẻ tại Hà Nội đã vượt 1 triệu m², trong đó, các trung tâm thương mại chiếm ưu thế với khoảng 85% thị phần. Dự kiến, hai năm tới, thị trường bán lẻ Hà Nội sẽ được bổ sung thêm 29.460 m² nguồn cung mới.


Việc ghi nợ tiền sử dụng đất được quy định chi tiết tại điểm d, khoản 2, Điều 22, Nghị định 103/2024/NĐ-CP.
Nhiều địa phương tại Hà Nội đã tính toán phương án tổ chức đấu giá tập trung, qua đó ngăn chặn tình trạng “lũng đoạn” thị trường bất động sản thông qua các cuộc đấu giá.
Thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai Đề án một triệu căn nhà ở xã hội nhằm đảm bảo về nơi ở cho người dân, đặc biệt là những người thu nhập thấp.
Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) vừa có kiến nghị thành lập “Quỹ phát triển nhà ở quốc gia”, bao hàm cả “Đề án thí điểm thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội” theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Bộ Xây dựng sẽ cần thực hiện 32 nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định mới, trong đó có bốn nhóm nhiệm vụ, quyền hạn với vai trò là cơ quan của Chính phủ.
Ngày 27/2, Tòa án Nhân dân quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) ra quyết định buộc Công ty CP Quản lý và Khai thác tòa nhà VNPT mở lại nước cho khu trung tâm thương mại Ruby tại Goldmark City, sau khi nước bị cắt suốt một tháng.
0