Mark Zuckerberg đối diện nguy cơ chia cắt đế chế Meta
Ngày 14/4 (theo giờ Mỹ), ông Zuckerberg đã trực tiếp ra điều trần trước tòa án liên bang nhằm làm rõ cáo buộc của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ cho rằng, Meta đã thâu tóm các nền tảng mạng xã hội đối thủ nhằm củng cố vị thế độc quyền trên thị trường. Nếu thất bại, Meta có thể bị buộc phải tách riêng WhatsApp (được mua lại vào năm 2014) và Instagram (được mua lại vào năm 2012).
Vụ kiện được khởi động từ năm 2020, trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump. Theo lập luận của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ, Meta đã sử dụng chiến lược mua lại thay vì cạnh tranh để vô hiệu hóa các mối đe dọa tiềm tàng từ các công ty khởi nghiệp. Hiện tại, hai nền tảng Whatsapp và Instagram đang giữ vai trò chiến lược trong hệ sinh thái của công ty.
Meta có giá trị vốn hóa khoảng 1.350 tỷ USD. Công ty này đang dựa vào lực lượng người dùng khổng lồ - ước tính 3,3 tỷ người dùng hoạt động mỗi ngày trên các nền tảng của mình như một lợi thế cạnh tranh quan trọng trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao của một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới phải trực tiếp bảo vệ chiến lược sáp nhập của mình.


F-16 là một chiến đấu cơ đa năng đã chứng minh năng lực trong nhiều cuộc xung đột. Tuy nhiên, so với các tiêm kích thế hệ mới của Nga, F-16 vẫn có những điểm yếu về thiết kế, tải trọng radar và tầm tác chiến.
Các máy bay di sản như P-51 Mustang, B-25 Mitchell hay F4U Corsair - từng là biểu tượng của Không lực Mỹ trong Thế chiến II đã được trưng bày tại Triển lãm Hàng không Nam California 2025.
Liên minh châu Âu đã công bố một gói viện trợ tài chính trị giá 1,6 tỷ euro kéo dài trong ba năm tới để hỗ trợ chính quyền Palestine.
Giới chức y tế Iraq cho biết, hơn 1.800 người đã phải nhập viện với các vấn đề về hô hấp do ảnh hưởng của bão cát xảy ra ở miền Trung và miền Nam nước này.
Truyền thông Nga đưa tin, Lực lượng vũ trang Nga ngày 15/4 đã phong tỏa tàn quân Ukraine ở khu định cư Gornal thuộc tỉnh Kursk - một trong số ít thành trì cuối cùng của Ukraine tại khu vực này.
Hãng sản xuất chip Nvidia ngày 14/4 đã lần đầu tiên công bố kế hoạch sản xuất toàn bộ siêu máy tính trí tuệ nhân tạo (AI) ngay tại Mỹ, thông qua các đối tác sản xuất trong vòng bốn năm tới.
0