Mang cổ phục Việt vào đời sống hiện đại

Ở nước ta, mỗi triều đại phong kiến trong lịch sử đều có những bộ trang phục mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Khôi phục những trang phục cổ, hiện đại hóa những đường nét cổ xưa, đưa chúng đến gần hơn với đời sống thường nhật là điều mà Vạn Thiên Y đang hướng tới.

Show trình diễn nghệ thuật “Kế vãng khai lai” của Vạn Thiên Y được tổ chức tại Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) đã khiến giới thời trang phải nhìn người trẻ với con mắt khác.  Gần 60 mẫu trang phục thuộc 3 bộ sưu tập: Kí mộng, Đồ ứng dụng, Vân Long lưu vũ - như những “đoạn nối chương hồi” kể về dòng chảy của trang phục truyền thống cùng những ứng dụng rất xa xưa của cha ông ta trong việc thẩm mỹ hóa “cái ăn, cái mặc”. 

Không phải đến bây giờ, tình yêu với cổ phục cũng như những nỗ lực thổi luồng sinh khí mới cho cổ phục Việt mới được đề cập đến. Nhiều năm qua, trào lưu phục dựng, thúc đẩy văn hóa mặc trang phục cổ đã được phổ biến ở nhiều vùng, miền trên cả nước. Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều hoạt động hấp dẫn và ý nghĩa. 

Sự trở lại của cổ phục là minh chứng rõ nhất về tình yêu và sự trân trọng dành cho tinh hoa văn hóa dân tộc.

Nguyễn Văn Hiệu là một trong số những bạn trẻ của Vạn Thiên Y luôn say mê dành tâm huyết với cổ phục Việt. Đây là hai mẫu mới nhất anh cùng các cộng sự của mình mô phỏng thành công với tỷ lệ gần như 1-1.

Ở nước ta, mỗi triều đại phong kiến trong lịch sử đều có những bộ trang phục mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc như áo Nhật Bình, áo tấc, áo đối khâm, áo giao lĩnh, áo ngũ thân,…

Khôi phục những trang phục cổ, hiện đại hóa những đường nét cổ xưa, đưa chúng đến gần hơn với đời sống thường nhật là điều mà Vạn Thiên Y đang hướng tới.

Vạn Thiên Y là một không gian của nghiên cứu, bảo tồn, sáng tạo, sản xuất các mẫu trang phục truyền thống cũng như sự phá cách từ truyền thống. Những người trẻ như chị Huyền Lê không chỉ là người tự tay làm ra sản phẩm mà còn là người thổi hồn cho những sản phẩm đó.

Những bộ trang phục của quá khứ  tạo nên một sứ mệnh mới trong cuộc sống hiện đại đã cho thấy, giới trẻ hiện nay không chỉ quan tâm tới lịch sử mà họ còn dành thời gian và cả tiền bạc để  nghiên cứu và phát triển chúng theo cách của mình. Việc sử dụng các họa tiết hoa văn trên mẫu trang phục cổ đưa lên các trang phục hiện đại là một cách làm mới mẻ đầy sáng tạo của các bạn trẻ ở Vạn Thiên Y.  

 Trong ngôi nhà Vạn Thiên Y, mỗi một tầng, mỗi một phòng là một không gian sáng tạo. Các bạn trẻ Vạn Thiên Y không chỉ nghiên cứu văn hóa trang phục cổ mà còn đưa chúng đến gần hơn với đời sống con người của hiện tại. Ngay tại đây, khách hàng có thể là những người đến tìm hiểu về trang phục cổ, đến may trang phục cổ, hoặc đến ướm thử những bộ áo xinh xắn mà còn hòa mình trong không gian của sự tĩnh lặng, sâu lắng mang tính truyền thống của người Việt.

Khôi phục trang phục cổ, đưa họa tiết cổ  vào trang phục hiện đại. Tiến xa hơn nữa, có thể là những dự án ứng dụng họa tiết cổ vào các sản phẩm thủ công, các đồ lưu niệm,… Người trẻ, với tâm huyết và sáng tạo, mọi thứ đều có thể thành hiện thực. Tương lai của cổ phục việt đang bắt đầu bởi những người trẻ như thế./. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trên phố Hồ Hoàn Kiếm - con phố ngắn nhất của Thủ đô Hà Nội, mỗi ngày đều ghi dấu biết bao kỷ niệm của một nhóm những người lính nay đã ở lứa tuổi 70-80.

Bên cạnh công việc thường nhật, người Hà Nội thường chọn cho mình những thú vui riêng để cân bằng cuộc sống. Và chơi gà cảnh, đặc biệt là gà tre chính là thú chơi tao nhã mà lắm công phu được nhiều người yêu thích.

Men theo những cánh đồng lúa nằm trên bãi Sa tả ngạn của sông Hoàng Giang, phía Nam thành Cổ Loa, Đông Anh, có một khu chợ trải dài hàng trăm mét. Người dân quanh vùng vẫn gọi là chợ Sa.

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã đem đến nhiều lợi ích cho đời sống hàng ngày. Thời gian gần đây, ở nhiều tổ dân phố, các lớp học công nghệ cho người lớn tuổi đã ra đời, nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân.

Hà Nội là thành phố của nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Ban ngày là nhịp sống vội vã, nhưng khi thành phố lên đèn, một nhịp sống khác lại bắt đầu. Với những quán ăn đêm, đây mới là lúc họ khởi đầu cho ngày mới.

Hà Nội sớm tinh mơ, thành phố còn ngái ngủ; nhưng trong lòng các khu dân cư, các công viên, vườn hoa, một ngày mới đã thực sự bắt đầu. Với nhiều người cao tuổi, mỗi sáng sớm là một lần làm mới mình bằng chuyển động, bằng tiếng cười, bằng sự kết nối giản dị mà thân quen.