Lưu trữ tài liệu quý về Hiệp định Geneve 1954
Đây là những tài liệu gốc vô cùng quý giá. Tài liệu lưu trữ về Hội nghị Geneve về lập lại hòa bình ở Đông Dương năm 1954, gồm những tài liệu, hình ảnh về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả Hội nghị Geneve, tác động và quá trình thực thi hiệp định; dư luận thế giới.
Đặc biệt, nhiều bản tuyên bố về lập trường, quan điểm của các bên tham gia Hội nghị, về sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam, phản ánh một cách sinh động về diễn biến của Hội nghị Geneve.

Đại tá Nguyễn Bội Giong - nguyên chuyên viên cao cấp Ban Tổng kết lịch sử chiến tranh, Bộ Tổng Tham mưu, cho biết : "Người xem đặc biệt xúc động trước những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi quân và dân ta. Người hỏi thăm, động viên và căn dặn chu đáo".
Theo bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III: "Khối tài liệu về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Geneve năm 1954 phản ánh những lát cắt sinh động của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX, minh chứng hùng hồn cho sự lãnh đạo tài tình, quyết sách chiến lược nhạy bén của Đảng và Chính phủ, Quân đội ta, về sức mạnh đoàn kết toàn dân, toàn quân quyết chiến quyết thắng, bảo vệ độc lập dân tộc; về vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng chỉ huy chiến dịch".

GS.TS.Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cho biết: "Khối tài liệu quý giá là minh chứng hết sức quan trọng, góp phần phục vụ nghiên cứu khoa học về lịch sử, quân sự, ngoại giao và dân tộc Việt Nam. Hàng triệu tư liệu, ảnh và hiện vật, được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, là kho lưu trữ hiện đại nhất Đông Nam Á, đang bảo quản và phát huy giá trị, mở rộng cửa phục vụ công chúng tìm hiểu, sao chép và nghiên cứu".
Tài liệu là minh chứng quan trọng góp phần phục vụ nghiên cứu khoa học về các sự kiện lịch sử, về quân sự, ngoại giao... và về lịch sử dân tộc Việt Nam.


"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.
0