Lương hưu tăng: vừa mừng vừa lo

Từ ngày 1/7 sẽ tăng lương hưu 15%. Đây là tin vui với người về hưu, đặc biệt là những người về hưu trước năm 1995 đang có mức lương thấp hơn bình quân chung. Tuy nhiên, song song với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

Niềm vui tăng lương hưu và nỗi lo tăng giá 

Trải qua nhiều lần tăng lương hưu cơ bản nhưng đây là lần đầu tiên mức lương hưu được tăng nhiều nhất, lên tới 15%. Đa phần những người về hưu lâu năm, nguồn tiền chủ yếu của họ phụ thuộc vào lương hưu hàng tháng. Bởi vậy, với số tiền được tăng thêm hàng tháng theo mức lương mới đã giúp cho những cán bộ hưu trí có thêm kinh tế để chi tiêu thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.Tuy nhiên, song song cùng với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

Lần tăng lương này có mức tăng lớn nhất từ trước tới giờ.

Tăng giá - nỗi lo không của riêng ai

Từ nhiều năm nay, phản ứng thông thường của thị trường là lương tăng thì giá cũng tăng theo, thậm chí giá cả thị trường còn tăng trước khi chính sách tăng lương có hiệu lực.

Các chuyên gia cho rằng Nhà nước cần rà soát đầu ra, đầu vào của giá thành những mặt hàng thiết yếu để xem xét giá bán có tăng không và mức tăng có hợp lý không. Có như vậy thì vấn đề "lương tăng - giá cũng tăng" của người dân mới không còn là nỗi lo muôn thuở nữa.

Nhiều ý kiến băn khoăn làm sao kiềm chế được lạm phát vì tâm lý tăng lương thường giá cả có dấu hiệu tăng. Nhưng năm 2023, lương có tăng nhưng CPI tăng không đáng kể, trong ngưỡng cho phép.

Song song với niềm vui tăng lương là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

Theo khảo sát các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố, hiện giá bán các mặt hàng nhu yếu phẩm vẫn đang giữ mức bình ổn. Tuy nhiên, các mặt hàng lương thực thực phẩm lại có dấu hiệu tăng nhẹ.

Theo Bộ Tài chính, công tác quản lý điều hành giá mặt hàng nhà nước quản lý được thực hiện thận trọng trong những tháng đầu năm để tạo dư địa an toàn cho công tác kiểm soát lạm phát cả năm.

Các quý tiếp theo, công tác quản lý giá sẽ được thực hiện linh hoạt theo diễn biến CPI với mức độ và liều lượng phù hợp, điều hành giá xăng dầu phù hợp với diễn biến giá thế giới, rút ngắn chu kỳ điều hành

Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2024 ở mức 4-4,5%; tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu kết hợp với kịch bản điều chỉnh giá một số mặt hàng nhà nước định giá, Bộ Tài chính sẽ chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng và cập nhật các kịch bản lạm phát để làm cơ sở kiến nghị, tham mưu các biện pháp quản lý, điều tiết giá phù hợp nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Tình trạng "lương chưa tăng, giá đã tăng" là vấn đề đã xảy ra nhiều lần trước đây.

Tình trạng "lương chưa tăng, giá đã tăng" là vấn đề đã xảy ra nhiều lần trước đây, dẫn đến việc tăng lương nhưng không hỗ trợ thực chất cho các đối tượng hưởng lương. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, Chính phủ, bản thân thị trường và người dân đã có thích ứng để không bị tác động đến tâm lý khi thực hiện tăng lương.

Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cũng nêu rõ, cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas... để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp cuối năm nhằm hạn chế tăng giá. Đồng thời, kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Thanh Oai, Hà Nội vừa thông xe tuyến đường kết nối tỉnh lộ 427 và đường trục phía Nam, hay còn gọi là đường Đìa Muỗi kéo dài.

Hai vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra gần đây đều do lỗi thiếu quan sát của người tham gia giao thông, cảnh báo tới người điều khiển phương tiện trong việc tuân thủ luật giao thông, chú ý an toàn khi lưu thông trên các cung đường.

Sở Xây Dựng Hà Nội đang thực hiện phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công sửa chữa 16 khe co giãn, bản mặt cầu đường Vành đai 3 trên cao, đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Mai Dịch thuộc giai đoạn 3 của dự án.

Cục Đường sắt Việt Nam vừa tính toán cần đầu tư thay thế hàng trăm đầu máy, hàng nghìn toa xe phục vụ vận tải đường sắt giai đoạn sau 2030, đến 2045 để đầu tư công nghệ đóng mới.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đường kết nối sân bay Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) với Hà Nội, Sở Xây dựng đề nghị UBND các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn khẩn trương gửi báo cáo việc rà soát quỹ đất trong diện giải phóng mặt bằng.

UBND thành phố Hà Nội sẽ khởi công xây dựng đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính, đi qua địa bàn huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa vào 17/5/2025.