Lượng hàu tại bang Texas, Mỹ giảm nghiêm trọng
Trong đó, nguyên nhân được cho là do biến đổi khí hậu cũng như việc khai thác quá mức đã khiến số lượng hàu giảm nghiêm trọng.
Vài ngày trước khi mùa thu hoạch bắt đầu, Cục Công viên và Động vật hoang dã Texas đã đóng cửa khoảng 20 khu vực thu hoạch hàu công cộng ở Vịnh Mexico. Chỉ còn lại bốn khu vực ở Vịnh Galveston và hai khu vực ở Vịnh Matagorda mở cửa cho những người thợ hàu.
Trong gian đoạn từ năm 2000 đến 2003, số lượng hàu đánh bắt được ở Vịnh Galveston trung bình mỗi giờ là khoảng 730 con hàu, nhưng từ năm 2019 đến 2022 con số này chỉ còn 220 con. Các nhà khoa học đã vạch ra hai nguyên nhân chính đó là do biến đổi khí hậu và khai thác quá mức.
Năm 2017, mưa lớn và lũ lụt do Bão Harvey gây ra đã tàn phá các rạn hàu ở Vịnh Texas do hàm lượng muối trong nước giảm, làm thay đổi môi trường sống của loài hàu. Trong khi hai mùa hè vừa qua, Texas đã trải qua đợt hạn hán khắc nghiệt. Giáo sư sinh học biển Jennifer Pollack cho biết, những yếu tố này làm gia tăng cường độ lây nhiễm bệnh ở hàu.
“Những vùng nước mặn hơn, ấm hơn, như ở Vịnh Mexico trong những đợt hạn hán, khiến hàu dễ mắc bệnh hơn, chúng cũng bị căng thẳng hơn và khó có thể phát triển. Vì vậy, sẽ không có vụ thu hoạch tốt ở vùng vịnh này. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của khu vực, và ảnh hưởng đến hệ sinh thái của rạn san hô.”- bà Jennifer Pollack chia sẻ.
Kỹ thuật đánh bắt quá mức và mang tính hủy diệt cũng khiến quần thể hàu bị thu hẹp. Để thu hoạch hàu, các thuyền kéo tàu nạo vét dưới nước, đi qua các rạn hàu để vớt hàu lên thuyền, sau đó những người thợ loại bỏ lớp bám trên vỏ để chọn những con hàu có kích thước hợp pháp. Hiệp hội Khí quyển và Đại dương Quốc gia cho biết việc nạo vét hàu sẽ phá hủy độ cao của rạn hàu, loại bỏ môi trường sống của cá và cua. Các nhà khoa học ước tính ít nhất 85% các rạn hàu trên thế giới đã bị mất, phần lớn là do khai thác quá mức và dịch bệnh .


Mỹ tiếp tục tiến hành hàng loạt các cuộc không kích dữ dội nhằm vào Phong trào Houthi tại Yemen trong ngày 5/4, trong đó ít nhất có bảy cuộc tấn công nhằm vào khu vực Hafasin thuộc tỉnh Saada.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được cho là có thể trở thành người dẫn đầu các cuộc tiếp xúc giữa châu Âu và Nga, giữa lúc nỗ lực hòa giải xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra dưới sự dẫn dắt của Mỹ.
Quân đội Israel hôm 5/4 thông báo đã triển khai lực lượng đến hành lang an ninh mới ở phía Nam Dải Gaza, trong bối cảnh Tel Aviv tiếp tục gia tăng sức ép lên Hamas.
Hàng loạt tập đoàn tài chính lớn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng thuế đối ứng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dự kiến đến thăm Nhà Trắng vào ngày 7/4 để đàm phán trực tiếp với Tổng thống Donald Trump về chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Tổng Thư ký NATO Mark Rutte mới đây khẳng định, NATO không tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào liên quan đến việc chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine.
0