Luật Nhà ở siết quy định, chung cư mini gặp khó
Quy định về việc lập dự án đầu tư và các điều kiện đi kèm khi xây dựng chung cư mini sẽ là thách thức lớn đối với các chủ đầu tư. Bởi lẽ, chung cư mini là các nhà ở cao tầng được xây dựng trên diện tích 200 - 300m2 là chủ yếu, nằm trong ngõ ngách sâu. Vì vậy, không thể lập được quy hoạch 1/500 vì nhiều yếu tố không đảm bảo như vấn đề phòng cháy chữa cháy, hạ tầng, chỉ tiêu dân số và đánh giá tác động môi trường…

Bên cạnh đó, khoảng thời gian cấp phép dự án, lập quy hoạch cho chung cư thương mại có thể mất tới vài năm, thì chung cư mini có thể sẽ lâu hơn nữa. Việc phải lập dự án như các chung cư thương mại bình thường là điều vô cùng khó khăn khi chủ đầu tư phân khúc này thường là các cá nhân. Ngoài ra, các chung cư mini chủ yếu là xây dựng ở trong các khu vực trung tâm nên quy định về độ cao công trình rất khắt khe, thông thường mảnh đất 200m2 chỉ được xây dựng khoảng 5 - 6 tầng. Với mật độ và chiều cao này, chủ đầu tư không thể có lãi được. Chính vì vậy, theo nhiều chuyên gia thời gian tới loại hình chung cư mini nguy cơ rơi vào thoái trào.

Với những chung cư mini đáp ứng được các điều kiện để triển khai xây dựng thì giá thành cũng sẽ rất cao, không có tính cạnh tranh với chung cư thương mại vì chi phí đầu tư quá đắt. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến đồng tình với những quy định siết chặt quản lý đối với loại hình chung cư mini để bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ và sự an toàn của chủ sở hữu. Các quy định minh bạch rõ ràng hơn sẽ giúp loại hình chung cư mini phát triển đúng hướng, thời gian tới giá bán của chung cư mini sẽ cao hơn bởi các chi phí lập dự án, xây dựng nhưng người dân sẽ được pháp luật bảo vệ và có môi trường sống an toàn hơn.


Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh quy hoạch phải bảo đảm tính bền vững, minh bạch và đồng bộ tại buổi thảo luận tổ chiều ngày 10/5 về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Một khu đất rộng hàng ngàn m2 tại ngõ 37 phố Đại Đồng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai từ khi thuộc huyện Thanh Trì đã được quy hoạch làm đất giãn dân. Tuy nhiên, vì nhiều lý do vẫn chưa cấp được cho dân và bị biến thành bãi trông xe.
Người dân không bắt buộc phải chỉnh lý các giấy chứng nhận đã cấp như sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.
Với đề xuất áp dụng mức thuế 20% đối với lãi chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính kỳ vọng sẽ đảm bảo công bằng, hạn chế đầu cơ, tránh tình trạng các đô thị bỏ hoang, lãng phí nguồn lực đất đai.
Tại 5 khu đô thị vệ sinh của Thành phố Hà Nội đang xảy ra tình trạng, nhiều thửa đất ở có diện tích 1.000-2.000m2, đã được phân lô tách thửa theo đúng quy định pháp luật.
Trong khi một số dự án chưa thể cấp sổ do chưa xác định được giá đất, thì một tin vui ở Hà Nội đó là Hội đồng nhân dân Thành phố vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2025.
0