Luật Nhà giáo bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật

Sáng nay, Quốc hội làm việc tập trung tại hội trường, thảo luận Luật Nhà giáo. Các đại biểu tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác, do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Thảo luận tại Tổ 17, các đại biểu đánh giá so với quy định hiện hành tại các luật liên quan, dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều điểm mới về đối tượng, phạm vi áp dụng, quy định việc tuyển dụng nhà giáo, chính sách tiền lương của nhà giáo, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo...; đề nghị bổ sung, điều chỉnh quy định liên quan đến tuyển dụng nhà giáo tại khoản 6 Điều 16 "Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, quy trình, thủ tục, đối tượng ưu tiên, hình thức, nội dung thi tuyển và xét tuyển nhà giáo, tuyển dụng đặc cách nhà giáo, tuyển dụng nhà giáo là người nước ngoài" thành "Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, quy trình, thủ tục, đối tượng ưu tiên, hình thức, nội dung thi tuyển và xét tuyển nhà giáo, tuyển dụng đặc cách, tiếp nhận nhà giáo, tuyển dụng nhà giáo là người nước ngoài", để thống nhất với quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 16 của dự thảo: "b) Thực hiện thông qua tiếp nhận để trở thành nhà giáo" và đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định chế độ lương, đãi ngộ với những người tập sự, thỉnh giảng.

Đồng thời, đánh giá khả năng cân đối nguồn lực để thực hiện các chính sách nêu tại Chương V của dự thảo về chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo (Điều 27 đến Điều 31) để bảo đảm khả thi khi chính sách được ban hành.

Bên cạnh đó, cần làm rõ đối tượng đặc cách, ưu tiên trong tuyển dụng, quy định rõ đối tượng nào được đặc cách, đối tượng nào ưu tiên để khi triển khai thực hiện sẽ dễ cho các cơ quan thực thi nhiệm vụ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Công điện số 02 của UBND TP Hà Nội ngày 05/3/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội có 4 phòng chức năng gồm 3 phòng nghiệp vụ và Văn phòng.

Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” là một cao trào cách mạng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết của phụ nữ miền Bắc, là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại

Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất trong sáng 6/3.

Thịt xiên nướng trước cổng trường là món ăn quen thuộc của học sinh, sinh viên nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã biểu dương điển hình phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 và tổ chức Chương trình Nghệ thuật đặc biệt tri ân nữ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô xuất sắc năm 2025 vào tối 5/3.