Luật hóa tài sản số, hạn chế rủi ro cho người dùng

Trong kỷ nguyên công nghệ, những sản phẩm như trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, dữ liệu lớn (bigdata), công nghệ thực tế ảo, tài sản số đang tham gia sâu rộng hơn và định hình tại mọi lĩnh vực từ y tế, giáo dục, bán lẻ, cho đến nghiệp vụ phức tạp như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…

Đứng trước xu thế này, các công ty khởi nghiệp, tập đoàn lớn, các nhà đầu tư trên toàn thế giới đang ngày đêm chạy đua nắm bắt cơ hội từ cuộc cách mạng công nghệ. Tuy nhiên để theo kịp và quản lý những công nghệ mới này, đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan quản lý ở mỗi quốc gia. Đây là nội dung được nhiều diễn giả nhấn mạnh tại Hội nghị Tác động Công nghệ Việt Nam 2024 diễn ra trong 2 ngày 3-4/12 tại Hà Nội.

Là đơn vị đầu tư quốc tế trong lĩnh vực tài sản số, đại diện doanh nghiệp Bitget and BitEXC nhận định thị trường Việt Nam đã cho thấy tiềm năng to lớn trong lĩnh vực tài sản số, nhưng thị trường vẫn đang thiếu các nền tảng thực sự hiểu và đáp ứng được nhu cầu đặc thù của người dùng. Do đó, ngay khi ra đời, doanh nghiệp đã coi bảo mật là ưu tiên hàng đầu và xây dựng Quỹ Bảo vệ trị giá hơn 300 triệu USD để bảo vệ tất cả nhà đầu tư tài sản số trên sàn.

Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện nằm trong nhóm 4 thị trường giao dịch tài sản số sôi động nhất thế giới, tuy nhiên, trong khi tài sản hữu hình được quản lý qua biên giới và hải quan thì tài sản số không bị ràng buộc bởi địa lý, do đó dễ dàng bị chuyển ra nước ngoài nếu Việt Nam không sớm xây dựng một khuôn khổ pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển.

Những năm gần đây, Việt Nam thường xuyên là điểm đến của những ông chủ tập đoàn công nghệ toàn cầu như Apple, Tim Cook, NVIDIA… Dư địa từ thị trường toàn cầu cũng như tiềm năng ứng dụng nội địa đang tạo ra miền đất hứa cho những doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam tham gia vào lĩnh vực công nghệ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo chuyển BCG từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch từ 27/05, do chậm nộp BCTC kiểm toán 2024 quá quy tính.

VN-index ngày 21/5 diễn biến giằng co, tuy nhiên cho tới phiên chiều, bên mua dần quay trở lại giúp cho chỉ số lấy lại mốc tham chiếu và kết phiên trong sắc xanh.

Chi cục Thuế khu vực I vừa có Công văn yêu cầu rà soát trọng điểm việc lập hóa đơn bán hàng hóa với các doanh nghiệp là nhà sản xuất, kinh doanh đầu mối, phân phối thương mại thuộc các ngành vàng, bạc, thuốc…

Giá vàng thế giới đã tăng mạnh trong ngày hôm nay 21/5, vượt mốc 3300 USD/ounce khi đồng USD tiếp tục suy yếu và thị trường chứng khoán đi xuống.

Giá vàng trong nước tăng 1,2 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng thế giới tăng 2,5 triệu đồng/lượng tính đến 8h30 sáng 21/5.

Novaland ngày 19/5 đã gửi đi một thông cáo báo chí đáng chú ý khi không đề ngày tháng, cho biết họ sẽ xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để hoán đổi nợ, theo một "yêu cầu bồi hoàn" từ các cổ đông lớn của công ty.