Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tiệm cận chuyển đổi xanh

Ngày 1/7 sắp tới đây, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực, bổ sung một số nội dung quan trọng, trong đó, các quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Nhằm nâng cao vai trò, vị trí của người tiêu dùng trong xu hướng tiêu dùng mới, đồng thời bảo đảm cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 bổ sung một số quyền mới của người tiêu dùng như quyền được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững; đồng thời bổ sung một số nghĩa vụ như tuân thủ quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về việc cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ về thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 cũng bổ sung quy định về trách nhiệm bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho người tiêu dùng; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin chính xác về hàng hoá, dịch vụ đảm bảo an toàn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Đây là bước đi tiệm cận trong việc truy vết phát thải carbon sản phẩm của các cơ quan chức năng hướng đến nội dung mà Việt Nam cam kết với thế giới sẽ đưa lượng phát thải về 0 vào năm 2050 theo chương trình Net-Zero.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ xem xét đầu tư mở rộng 1.144 km cao tốc Bắc - Nam phía Đông, từ Hà Nội đến TP. HCM lên 6 làn xe.

Mỗi bậc phụ huynh cần nâng cao giáo dục cho con em về ý thức chấp hành luật giao thông từ chính hành động của bản thân.

Sở Xây dựng Hà Nội đã cấm toàn bộ xe lưu thông trên đường Vành đai 3 trên cao, bắt đầu từ đêm ngày 26/3 để đảm bảo an toàn giao thông và tiến hành sửa chữa.

UBND thành phố Hà Nội giao UBND quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư dự án tuyến đường mới, với tổng mức đầu tư dự kiến 301 tỷ đồng.

Toàn thành phố Hà Nội đã xử lý 2.388 trường hợp vi phạm tốc độ, tính từ ngày 15/2 đến nay.

Hộ dân thuộc diện GPMB để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục (phường Thành Công) đã được thông báo cắt điện, nước vào sáng 27/3.