Lửa nghề dệt thảm truyền thống ở Georgia
Ngôi làng nhỏ ở miền núi Kosalari, Georgia là nơi cuộc sống khó khăn và kinh tế chậm phát triển. Chính nghề dệt thảm thủ công đã đem lại nguồn sống cho dân làng, với những người phụ nữ dệt thảm là trụ cột kinh tế.
Bà Zemfira Kajarova, 65 tuổi, đã gắn bó với nghề dệt thảm từ khi về làm dâu vào 50 năm trước. Bà học nghề từ mẹ chồng và chị em chồng, kiên trì theo đuổi cho đến thời điểm hiện tại.
Bà Zemfira Kajarova, cư dân địa phương, chia sẻ: "Khi tôi 16 tuổi, tôi kết hôn và chuyển đến đây. Quê tôi không ai biết dệt thảm. Mẹ chồng và chị, em chồng đã dạy tôi cách dệt. Qua thời gian, tôi thực sự đã dành một tình cảm đặc biệt cho công việc này. Tôi muốn duy trì nó lâu nhất có thể trong khả năng của mình."
Ông William Dunbar, đồng Giám đốc của Tổ chức reWoven - đơn vị hỗ trợ các thợ dệt kết nối với người mua sản phẩm, chia sẻ rằng đất đai ở làng Kosalari rất khô cằn nên không thể canh tác quy mô lớn. Nguồn thu nhập chủ yếu của dân làng đến từ một số công việc tại địa phương và tiền gửi về từ người thân làm việc ở nước ngoài. Trong bối cảnh đó, nghề dệt thảm - mang lại thu nhập hàng trăm USD mỗi sản phẩm - trở thành cứu cánh cho nhiều gia đình.
"Tiền mặt trong làng chủ yếu đến từ những người làm việc trong trường học hoặc từ những người thợ dệt thảm. Điều đặc biệt ở đây là trong một cộng đồng có truyền thống phân chia vai trò giới tính rất rõ ràng, những người phụ nữ làm nghề thợ dệt lại chính là trụ cột kinh tế gia đình – và chúng tôi rất vui khi có thể giúp họ có cơ hội này", ông William Dunbar cho biết.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi phong cách thảm Ba Tư, những tấm thảm Borchalo do bà Kajarova và các thợ dệt địa phương sản xuất vẫn mang đậm dấu ấn riêng, với phong cách tối giản nhưng hiện đại, hấp dẫn.
Bà Zemfira Kajarova nói: "Thảm ở đây mang phong cách khác hẳn thảm Ba Tư - họa tiết độc đáo hơn, đường nét dày và chắc hơn, ít hoa văn mềm mại uốn lượn hơn. Chính điều đó khiến chúng trở nên phổ biến ngày nay, vì bảng màu tối giản, đường may sắc nét và những hoạ tiết hút mắt".
Với tình yêu và sự gắn bó với nghề dệt thảm thủ công qua từng năm tháng, bà Zemfira Kajarova mong muốn truyền nghề lại cho thế hệ trẻ trong làng Kosalari, để những giá trị văn hoá truyền thống được gìn giữ và lưu truyền qua thời gian.


Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.
0