Lừa đảo qua điện thoại diễn biến phức tạp
Hành vi giả mạo thương hiệu công ty bảo hiểm để gửi tin nhắn/gọi điện thoại với nội dung “được nhận tiền bảo hiểm” hoặc đề nghị “thanh toán tiền bảo hiểm” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng diễn ra ngày càng tinh vi.
Theo đó, các đối tượng lừa đảo sử dụng số điện thoại lạ, giả mạo gửi tin nhắn/gọi điện thoại dẫn dụ khách hàng liên hệ nhân viên của công ty bảo hiểm/các tổ chức bảo hiểm hoặc đến địa chỉ yêu cầu để nhận tiền bảo hiểm hoặc liên hệ công an xác minh (mặc dù có khách hàng chưa tham gia bảo hiểm).
Với lý do cần xác thực cung cấp thông tin, cần chuyển khoản phí để nhận tiền bảo hiểm hoặc thanh toán tiền bảo hiểm, các đối tượng yêu cầu khách hàng điện thoại để xác nhận thông tin, hoặc cung cấp các thông tin quan trọng như: số CCCD, mật khẩu, mã PIN, mã OTP, từ đó lấy cắp thông tin khách hàng và thực hiện các mục đích để chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Đây là chiêu trò lừa đảo, lợi dụng uy tín của thương hiệu và lòng tin của người dùng nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Tuy không phải là hình thức lừa đảo mới, nhưng với tiểu xảo tinh vi, nhiều khách hàng vẫn bị thuyết phục và mắc bẫy.


Hà Nội đang có mưa lớn, nhiều tuyến đường có nguy cơ ngập cục bộ trong vài giờ tới.
Nhiều quận, huyện tại Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng, những công trình vi phạm đã được tháo dỡ, trả lại nguyên trạng cho đất nông nghiệp.
Có tới 659.000 vụ tấn công an ninh mạng khác nhau trong năm 2024, ảnh hưởng tới hơn 46% cơ quan, doanh nghiệp, theo thống kê từ Hiệp hội An ninh mạng quốc gia.
Các quận nội thành Hà Nội có khả năng sẽ xảy ra mưa dông, lốc sét, mưa lớn và mưa lớn cục bộ trong ba giờ tới.
Xe ba bánh, xe tự chế hiện vẫn tung hoành khắp các tuyến phố, gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông dù Hà Nội đã đình chỉ hoạt động loại phương tiện này được 17 năm.
Việt Nam đặt mục tiêu GDP tăng 8% trở lên trong năm 2025; quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD, dự kiến đứng thứ 30 thế giới và GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.
0