Lối thoát nào cho nhà không lối thoát?
Thực hiện yêu cầu này, hiện nhiều nhà trọ ở Hà Nội đang gấp rút lắp thang thoát hiểm, mở lối thoát nạn thứ hai.
Liệu rằng những chiếc thang thoát hiểm được thi công gấp rút này có phát huy tác dụng cứu người lúc nguy cấp hay chỉ để qua mặt các cơ quan chức năng?
Tiềm ẩn rủi ro khi lắp thang thoát hiểm kiểu đối phó
Đường hẹp, phố nhỏ, để đảm bảo an toàn tại các căn chung cư mini nằm sâu trong ngõ, nhiều chủ nhà mới lắp thêm thang thoát nạn khẩn cấp. Tuy nhiên, cấu trúc thẳng đứng, với nhiều kích cỡ, kiểu dáng, vật liệu khác nhau, tính an toàn của những chiếc thang lộ thiên này đang bị hoài nghi.

Ông Bùi Xuân Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội PCCC và CNCH Việt Nam, cho rằng hiện nay chưa có quy chuẩn nào về việc lắp đặt các thang thoát hiểm đó.
Theo ông Thái, thang thoát hiểm kiểu này chỉ phù hợp với người trưởng thành, còn người già và trẻ nhỏ thì không thể leo được: "Loại thang thoát hiểm kiểu này chỉ có tác dụng trong một số trường hợp nhất định, trong những trường hợp có khói lửa nhiều và nhiệt độ cao thì rất là khó thoát nạn bởi người thoát nạn rất có thể hít phải khói khí độc.
Hiện nay, các nhà chuyên môn, các kiến trúc sư và các nhà thiết kế đều đưa ra một trong những giải pháp để đảm bảo an toàn khi có sự cố cháy nổ, đó là mở lối thoát nạn thứ hai thông qua lối ra ban công, lối ra lô gia, lên sân thượng hoặc lên mái để thoát sang các nhà hoặc các công trình liền kề. Các lối thoát nạn này cần đảm bảo kích thước chiều rộng tối thiểu là 80cm để đảm bảo khả năng thoát nạn nhanh nhất.
Ngoài ra, các khung sắt, các chuồng cọp phải mở cửa thoát nạn cũng phải đảm bảo cửa không được khóa. Trong trường hợp phải khóa thì chìa khóa phải được để vị trí mà người trong nhà dễ thấy và dễ lấy nhất".
Nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC nên dừng hoạt động
Đại úy Lê Việt Linh, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an TP. Hà Nội, cho biết, qua rà soát, nhiều cơ sở còn tồn tại các sai phạm về PCCC.
Hầu hết các cơ sở cho thuê trọ chỉ có một đường và lối thoát nạn, nhưng lối thoát nạn duy nhất này lại bị bịt kín bởi xe cộ và tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra cháy nổ; có cơ sở đã mở cửa thoát nạn thứ hai, nhưng ra đến cửa này thì lại không biết thoát đi đâu.

Theo các chuyên gia PCCC, thang thoát nạn là một giải pháp khẩn cấp cho người dân trong trường hợp nguy cấp khi có sự cố xảy ra, quan trọng là phải có giải pháp chống cháy lan từ bên trong để giảm thiệt hại xuống thấp nhất có thể.
Trong thời điểm này, khi mốc thời gian tháng 3/2025 đang đến gần, không ít nhà trọ tìm cách đối phó bằng việc lắp thang thoát hiểm. Đối với những khu nhà ở kết hợp cho thuê thì việc thay đổi toàn bộ hạ tầng để đảm bảo an toàn PCCC không phải là chuyện một sớm một chiều.
Bởi vậy, nếu việc đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân là điều không thể và không đủ nguồn lực, các nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC nên dừng hoạt động hoặc chuyển đổi mục đích kinh doanh.


Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 6/3, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán, thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Nhiều tuyến đường tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã không thể về đích đúng hẹn, do đó huyện quyết tâm đặt mục tiêu mới trong năm 2025.
Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Tây Hồ - Chi nhánh số 01 có hai trụ sở đặt tại phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội), bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 5/3.
Hà Nội sẽ di dời nhiều trụ sở cơ quan và nhà dân để mở rộng không gian công cộng, trong đó phá bỏ tòa nhà 'Hàm cá mập' và cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục.
Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ nhất để xem xét, thông qua một số nội dung quan trọng trong sáng 6/3.
Hội thảo “Phong trào phụ nữ Ba đảm đang - Giá trị lịch sử và thời đại”, diễn ra vào sáng 6/3, đã góp phần giáo dục, ôn lại lịch sử vẻ vang, đầy tự hào của Thủ đô và phong trào phụ nữ.
0