Loạt dự án bất động sản bị bỏ hoang gây lãng phí
Khu đất tại số 220 Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy) có diện tích khoảng 13.000m². Tập đoàn Bảo Việt được giao đất để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT. Khởi động từ năm 2005, nhưng sau gần 20 năm, nơi đây vẫn là một khu đất trống. Cây cối mọc um tùm. Rác thải chất thành đống tạo nên hình ảnh rất nhếch nhác cho khu vực.
Dự án Usilk City thuộc Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long được khởi công từ năm 2008, gồm 9 khối nhà ở chung cư cao tầng với 2.800 căn hộ, kèm theo hệ thống công trình dịch vụ công cộng, tiện ích xanh, hiện đại. Tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. Từng được kỳ vọng là dự án đáng sống bậc nhất quận Hà Đông, nhưng sau hơn 16 năm triển khai, phần lớn các tòa nhà nằm trong dự án mới chỉ đang xây thô đến tầng 4 - 5 và tiếp tục bị bỏ hoang, xung quanh ngổn ngang vật liệu xây dựng, cỏ dại, cây cối mọc um tùm.
Bà Nguyễn Thị Thảo - Phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội bày tỏ: "Những tòa chung cư bỏ hoang gây mất mỹ quan đô thị của thành phố."
Các dự án đô thị hoành tráng ở ven đô như Vườn Cam, Lideco, Nam An Khánh, Mê Linh... được xây dựng dở dang hoặc đã xong phần thô nhưng đều chung cảnh ngộ bị bỏ hoang suốt chục năm trời.
Tính đến tháng 10/2024, trên địa bàn thành phố có tổng số 712 dự án chậm triển khai. Điều này không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, lãng phí tài nguyên đất, mà còn để lại nhiều hệ lụy đối với mỹ quan, môi trường đô thị.
Ông Nguyễn Quang - Chuyên gia phát triển đô thị cho hay: "Bất động sản bỏ hoang rõ ràng tác động tiêu cực đến xã hội và điều này cũng không đáng ngạc nhiên nhiều trên thế giới bởi vì vấn đề về đầu cơ, đặc biệt là do cơ chế xin - cho tạo ra. Hệ lụy thứ hai là về vấn đề môi trường, dự án bỏ hoang tất nhiên sẽ không an toàn về vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quang của một thành phố. Còn về vấn đề xã hội, nó phản ánh một xã hội phân liệt rõ ràng: một bên thiếu nhà ở, một bên thì lại bỏ hoang, không sử dụng những nguồn lực đó với mục tiêu đầu cơ."
Không để phát sinh thêm các dự án bất động sản mới bị bỏ hoang, Bộ Xây dựng đã đề xuất tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát. Quy định cụ thể cũng được đề xuất đó là, dự án bất động sản phải được triển khai đầu tư xây dựng, đưa đất vào sử dụng đất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chủ đầu tư dự án nhận bàn giao đất. Quá thời hạn trên, nếu chủ đầu tư dự án không đưa đất vào sử dụng, sẽ bị thu hồi đất. Chủ đầu tư cũng sẽ bị xử phạt nếu không triển khai xây dựng theo tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Nội dung này cũng được đại biểu Quốc hội quan tâm khi cho ý kiến vào báo cáo giám sát thị trường bất động sản.
Rõ ràng, xử lý các dự án bất động sản bị bỏ hoang không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Nhưng nguồn lực đất đai đang bị lãng phí. Chính vì vậy, các ngành chức năng cần tập trung vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, phát hiện xử lý nghiêm vi phạm để tái khởi động, phát triển các dự án bất động sản.
Khu đất ở số 94 Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng) rộng gần 8.000m² với 4 mặt tiền: Lò Đúc, Thi Sách, Nguyễn Công Trứ và Hòa Mã. Sau hơn 10 năm bị bỏ hoang, từ đầu tháng 4 vừa rồi, dự án đã được tháo dỡ một phần để xây dựng vườn hoa cây xanh. Dự án sau khi được hoàn thành góp phần tạo cảnh quan đô thị xanh - sạch - đẹp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người dân trong khu vực. Đây là một trong những minh chứng cho thấy, thành phố đã và đang nỗ lực trong việc xử lý, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bị bỏ hoang trên địa bàn.
Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.
Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.
Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.
0