Lo ngại giá ảo từ cuộc đua đấu giá đất

Những thửa đất vừa được đấu tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, có giá cao nhất lên tới hơn 100 triệu đồng/m2, gây bất ngờ với cả các chuyên gia và nhà đầu tư bởi đây là khu vực xa trung tâm và chưa có hạ tầng kết nối đồng bộ.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên một buổi đấu giá đất ở ngoại thành thu hút đông nhà đầu tư tham gia và đạt mức giá trúng cao đột biến.

Năm 2022, đất đấu giá tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh (Hà Nội) xác nhận kỉ lục khi mức trúng cao nhất đạt 106,9 triệu đồng/m2. Đây là thời điểm các cơn sốt đất diễn ra tại vùng ven Hà Nội. Lúc này nhiều người cho rằng giá trúng cao như vậy một phần là hệ quả từ những cơn sốt đất.

Năm 2023, thị trường ảm đạm, đất nền gặp khó khăn. Nhiều nhà đầu tư không mặn mà với đấu giá đất. Một số người ôm đất từ hệ quả của cơn sốt đất 2022 như ngồi trên đống lửa khi thấy thị trường im hơi lặng tiếng.

Năm 2023, thị trường ảm đạm, đất nền gặp khó khăn.

Bước sang năm 2024, nhất là từ thời điểm tháng 2, sau khi Nghị định 12 bổ sung một số nội dung về định giá đất có hiệu lực, mức giá khởi điểm mới được áp dụng tại các cuộc đấu thấp hơn nhiều so với trước. Cộng thêm thị trường đón nhận những tín hiệu phục hồi. Đó là một trong những nguyên nhân thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn tới đấu giá đất.

Đỉnh điểm là cuộc đấu giá đất tại Thanh Oai ngày 10/8 vừa qua, với  mức giá trúng cao nhất lên tới hơn 100 triệu đồng/m2. Thị trường bỗng trở nên xáo trộn khi lo ngại các cơn sốt đất quay trở lại.

Một buổi đấu giá đất.

Giá cao bất thường tại cuộc đấu giá ở Thanh Oai đã làm dấy lên nỗi lo về làn sóng giá ảo sẽ được tạo lập với các thửa đất quanh khu vực. Vì sao nói là giá ảo? Thứ nhất, theo số liệu thống kê, giá đất trung bình tại Thanh Oai trong quý II vừa qua chỉ ở mức 27 triệu đồng/m2. Thứ hai, khu vực xung quanh các khu đất đấu giá không có chuyển biến mạnh mẽ gì về hạ tầng.

Khu đất được đem ra đấu giá có vị trí tiếp giáp với đường liên xã. Một bên là khu dân cư thưa thớt với ao, mương vây quanh và một bên là cánh đồng đang bỏ hoang. Nơi đây cách trung tâm thành phố tới 30km và khá xa quốc lộ 21B.

Ngay sau phiên đấu giá, nhiều lô đất lập tức đã được rao bán lại với giá chênh lệch từ 300 triệu đồng đến một tỷ đồng. Tuy nhiên sau bốn ngày “thổi giá” nhưng không bắt được “sóng” nhà đầu tư, phần lớn các lô đất đấu giá đã được những người đầu cơ, môi giới bất động sản hạ giá bán chênh xuống còn 90 triệu đồng đến 200 triệu đồng/lô đất.

Nhiều người lo ngại kết quả của cuộc đấu giá tại Thanh Oai vừa qua sẽ được môi giới, đầu cơ lấy làm thông tin để so sánh rồi tăng giá bán khu vực xung quanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội hiện có 1.448 dự án gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng do những bất cập trong chính sách pháp luật, nhất là sự chuyển tiếp giữa Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2024.

Hà Nội đang đẩy nhanh việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố, tránh lãng phí về nguồn lực đất đai.

Cần xã hội hóa mạnh mẽ và thêm nhiều chính sách hỗ trợ, để doanh nghiệp được chủ động sử dụng quỹ đất phát triển nhà ở cho người trẻ, người thu nhập thấp.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký quyết định số 27 ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn.

Các chuyên gia đề xuất, các địa phương cần xác định, tính toán khoa học theo "nguyên tắc thị trường", "hài hòa lợi ích" để giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 20% - 40% so với giá đất ở trong bảng giá đất.

Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.