Liên thông, rút ngắn thời gian xét nghiệm cho người bệnh

Sáng 8/11, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Hội thảo “Khoa học chuyên ngành Hóa Sinh và Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập khoa Hóa Sinh”.

Là bệnh viện đầu ngành, bên cạnh đáp ứng nhu cầu về xét nghiệm hóa sinh phục vụ công tác chẩn đoán, Khoa Hóa Sinh - Bệnh viện Bạch Mai còn là phòng xét nghiệm tham chiếu cho các cơ sở y tế trong cả nước. Hiện Khoa Hoá Sinh đang thực hiện hơn 300 quy trình xét nghiệm với số lượng gần 10.000 xét nghiệm mỗi ngày. Việc triển khai bệnh án điện tử và liên thông kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế đã giảm thiểu việc làm lại các xét nghiệm không cần thiết.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung trong lĩnh vực này như: giải pháp nâng cao nguồn lực phát triển chuyên ngành Hóa Sinh; danh mục xét nghiệm, định mức xét nghiệm,... Từ đó, các cán bộ công tác trong lĩnh vực chuyên môn chuyên ngành Hóa Sinh được trao đổi thông tin khoa học, chia sẻ kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu mới, những sáng kiến kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình công tác, qua đó có những đóng góp thiết thực cho nền y học Việt Nam cũng như sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân

Dịp này, Bộ trưởng Bộ Y tế đã trao tặng Bằng khen cho Khoa Hóa Sinh - Bệnh viện Bạch Mai đã có thành tích xuất sắc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật xây dựng quy trình chuyên ngành hóa sinh lâm sàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Thống Nhất ngày 9/5 cho biết, Khoa Cấp cứu vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân P.T.H (56 tuổi, ngụ quận Tân Bình) nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở khi đang chơi pickleball.

Một trong những định hướng lớn mang tính đột phá đã được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh gần đây là: "Phấn đấu để mỗi người dân được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần mỗi năm và tiến tới miễn viện phí toàn dân".

Khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 32 - Viet Nam Medipharm 2025 đã diễn ra vào sáng 8/5 tại Hà Nội. Nhiều doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao về tiềm năng phát triển lĩnh vực y dược tại Việt Nam.

Nhiều người đang lấy cơ thể của mình ra để làm vật thí nghiệm mà không biết. Có bệnh là lên mạng hỏi và chữa theo các phương pháp mà cộng đồng mạng chỉ cho, đa số là chưa được khoa học kiểm chứng. Chỉ đến khi bệnh chuyển nặng họ mới tới gặp bác sĩ ở bệnh viện, khi ấy đã quá muộn.

Mô hình ngân hàng sữa mẹ đã giúp cứu sống hàng trăm trẻ sinh non tại Uganda trong vài năm gần đây.

Bệnh viện Phổi Trung ương vừa ghép phổi thành công cho hai bệnh nhân mắc bệnh phổi giai đoạn cuối, mang đến cho họ một cuộc đời mới.