Liên hợp quốc tiến hành bỏ phiếu kết nạp Palestine

Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa bỏ phiếu về triển vọng kết nạp Palestine trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức. Nghị quyết được thông qua với 143 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 25 phiếu trắng, nêu rằng Palestine nên được trao tư cách thành viên Liên hợp quốc và khuyến nghị Hội đồng Bảo an xem xét vấn đề này.

Động thái trên chỉ mang tính biểu tượng, do Mỹ, đồng minh thân thiết của Israel, là nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an. Mỹ là một trong số những nước đã bỏ phiếu chống tại Đại hội đồng. Tuy nhiên, nghị quyết cũng bổ sung một số quyền cho Palestine với tư cách hiện nay là quan sát viên.

Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa bỏ phiếu về triển vọng kết nạp Palestine trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức.

Trước khi Đại hội đồng bỏ phiếu, Đại sứ Israel Gilad Erdan vô cùng giận dữ. Khi đứng trên bục phát biểu, ông cầm theo bản sao Hiến chương Liên hợp quốc và thả chúng vào máy hủy tài liệu cầm tay, thể hiện sự phản đối của Israel với cuộc bỏ phiếu.

Trước đó, Đại sứ Palestine tại Liên hợp quốc Riyad Mansour đã có bài phát biểu về số người chết ở Dải Gaza và viện dẫn các cuộc biểu tình phản chiến tại đại học Mỹ, khi ông kêu gọi Đại hội đồng bỏ phiếu ủng hộ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vòng tiếp xúc mới giữa Nga và Mỹ có thể diễn ra trong tuần này.

Chính quyền Gaza ngày 6/4 cho biết, quân đội Israel đã phá hủy 90% khu dân cư ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza kể từ tháng 10/2023.

Đã có hơn 50 nước liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu đàm phán thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett tiết lộ.

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc nhấn mạnh sửa đổi Hiến pháp là cần thiết, nhằm đảm bảo chủ quyền nhân dân và thống nhất đất nước.

Giáo hoàng Francis bất ngờ xuất hiện trước công chúng vào ngày 6/4, sau khi xuất viện cách đây hai tuần sau vì điều trị viêm phổi kép.

Tỷ phú công nghệ Elon Musk đề xuất Mỹ và châu Âu trong tương lai có thể tiến tới xóa bỏ thuế quan, hướng tới việc thiết lập một khu vực thương mại tự do giữa châu Âu và Bắc Mỹ