Lễ Khai ấn đền Trần - nét đẹp văn hóa đầu Xuân
Nam Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của triều đại nhà Trần - một triều đại hưng thịnh bậc nhất của nước ta đã 3 lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông xâm lược.
Đền Trần là nơi thờ 14 vị vua cùng các quan lại phò tá nhà Trần. Tại đây xưa kia, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công.

Lễ Khai ấn đền Trần - nét đẹp văn hóa đầu Xuân
Trải qua nhiều năm, lễ khai ấn đền Trần vẫn được người dân duy trì và phát triển. Bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn với hàm ý truyền dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì được hưởng lộc càng bền vững.
Ông Trần Huy Chiến, Trưởng từ Đền Trần, Nam Định chia sẻ, có triều đức vua về ban lụa là gấm vóc, sau này nhiều không ban được thì ra một cái ấn, mà ấn đây là ấn Trần Miếu Tự Điền, điển tích thờ tự của nhà Trần, ban cho 4 chữ Tích phúc vô cương, nếu có tâm có đức thì về lễ hưởng lộc, hưởng không có bờ bến.

Chính Lễ Khai ấn được tổ chức cố định vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, lúc 11 giờ đêm ngày 14 đến 1 giờ sáng ngày 15. Để hạn chế tình trạng chen lấn, xô đẩy khi đi xin lộc ấn, mấy năm nay nhà đền tổ chức phát ấn cho nhân dân và du khách từ 5 giờ sáng 15 tháng Giêng.
Ông Nguyễn Ngọc Tuất - Tỉnh Thái Nguyên chia sẻ, Nhà đền phát ấn nhanh chóng và không chờ đợi chen chúc như những năm trước đây, đầu năm đến đền Trần xin lá ấn cầu mong một năm may mắn, bình an.

Vũ Quỳnh Anh - Tỉnh Bắc Giang chia sẻ, cũng như mọi người em đến đền Trần để mong muốn có một năm học tập thật tốt và có thật nhiều bình an và may mắn.
Ngày nay, Lễ Khai ấn đền Trần còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Lễ hội cũng là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức đối với Vương triều Trần, khơi dậy niềm tự hào về Hào khí Đông A của quân dân Đại Việt 3 lần đại thắng quân Nguyên - Mông thuở trước.

Ông Trần Thanh Sơn - Hà Nội chia sẻ, mong rằng thế hệ trẻ của chúng ta ngày sau tôn trọng ls và quá khứ. Tôi rất xúc động có một câu mà Nhà Trần đã nói “Nghĩ những điều chưa ai nói đến. Làm những điều chưa ai làm được” như vậy đó là điều hạnh phúc nhất của dân tộc Việt Nam nói chung và các dòng họ nói riêng.
Với những giá trị nhân văn sâu sắc, lễ khai ấn đền Trần đã trở thành một tập quán, một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc và hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân địa phương và phật tử cả nước về tham dự.


Làng Ước Lễ thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai cổ kính và trù phú. Dù giàu có, nhưng nhiều công trình cổ, di sản giá trị ở nơi đây vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất được mệnh danh là “đệ nhất cổ tự” của Hà Nội, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt.
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Hà Nội đã và đang đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị những di tích tích lịch sử và công trình kiến trúc.
Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến hiện còn lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn liền với sự phát triển của Thủ đô và đất nước.
Hà Nội có nhiều công trình cổ kính, độc đáo mang đậm dấu ấn thời gian, gợi lên biết bao kỷ niệm đối với những người xa Thủ đô.
0