Lễ chùa đầu năm, nét đẹp văn hóa của người Hà Nội

Lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Phong tục này phản ánh rõ nét sự hòa quyện giữa tín ngưỡng tôn giáo và đời sống tinh thần của dân tộc. Trong ngày mùng 3 Tết, nhiều người dân Hà Nội đã nô nức đến chùa để dâng hương, cầu nguyện và hướng lòng mình đến những điều thiện lành.

Đã thành một nét đẹp truyền thống của người Việt, những ngày đầu năm mới, sau khi thắp hương cho gia tiên, đi chúc Tết gia đình, người thân, chị Nguyễn Huyền Trang sẽ tới Phủ Tây Hồ bái lễ và du xuân. Chị thường nhờ thầy viết sớ, gửi gắm những tâm nguyện về một năm mới dồi dào sức khỏe, công việc được thuận buồm xuôi gió, gia đạo an yên. 

Chị Nguyễn Huyền Trang - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên chia sẻ: “Mình rất thích phong tục truyền thống của người Việt Nam đó là đi lễ vào dịp đầu năm. Hôm nay, đến Phủ Tây Hồ thì mình rất thích không khí ở đây. Mọi người đi lễ rất đông và diện những bộ trang phục truyền thống rất trang nghiêm và lịch sự. Đi lễ thì mình chuẩn bị những thủ tục như dâng hương, sắp lễ, đặt lễ vào các ban, đi xin mong cầu bình an cho gia đình cũng như mong có một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý".

Với anh Phạm Đức Long (Phường Khương Đình, quận Thanh Xuân), đi lễ chùa là một nét đẹp truyền thống mỗi dịp đầu năm. Dâng hương tỏ lòng thành kính, anh cầu mong mình và người thân đón một năm mới vạn sự được hanh thông, bình an, may mắn: “Mình thấy không khí ở đây rất đông vui, tấp nập nhưng mọi người cũng rất là có ý thức xếp hàng hay giữ được sự tôn nghiêm ở trong không gian tâm linh của chùa".

Để thuận tiện cho người dân và du khách đi lễ chùa, du xuân đầu năm mới, điểm mới năm nay, quận Tây Hồ đã cho ra mắt app và trang điện tử Tây Hồ 360. Đây là nơi tích hợp mọi thông tin về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nơi thờ tự trên địa bàn quận giúp người dân và du khách dễ dàng tìm kiếm những địa điểm mình muốn đến.

Mùa xuân - mùa của sự khởi đầu, của đất trời giao hòa, cũng là thời điểm lý tưởng để con người đặt ra những ước vọng tốt đẹp cho cả một năm. Trong văn hóa người Việt, đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp truyền thống giàu ý nghĩa tâm linh, nơi con người gửi gắm lòng thành kính và hoà mình vào dòng chảy thiêng liêng của trời đất. Dưới ánh nắng dịu dàng của mùa xuân, những cành đào, cành mai khoe sắc, tiếng chuông chùa ngân vang như dẫn lối cho tâm hồn mỗi người trở nên thanh thản, an yên để khởi đầu cho một năm 2025 đầy khởi sắc. Lễ chùa không đơn thuần là một nghi thức, tín ngưỡng mà còn là một hành trình để mỗi người tìm lại sự cân bằng trong tâm thức.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.