Lễ chùa đầu năm - Không gian linh thiêng ước vọng ngày xuân
Đi lễ chùa đầu năm từ lâu đã trở thành thói quen của gia đình anh Mạnh Hải với mong muốn, cầu cho năm mới mọi người được bình an, may mắn. Một năm cũ đã qua, một năm mới đang tới mở ra nhiều kỳ vọng cho sự phát triển từ kinh tế tới đời sống xã hội. Với anh Hải, một tâm thế tốt, một niềm tin tích cực, sẽ mang lại những thành công nhất định trong năm mới.
Anh Nhữ Mạnh Hải - Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ, tôi tin rằng với một năm rồng vàng này thì nền kinh tế của chúng ta sẽ được phát triển mãnh mẽ, trỗi dậy mạnh mẽ và tất cả các công việc kinh doanh của các DN từ sản xuất đến tiêu dùng tốt hơn và với bản thân mỗi người sẽ tìm đc sự bình an và lan tỏa giá trị…

Lễ chùa đầu năm - Không gian linnh thiêng ước vọng ngày xuân
Chị Lại Thị Hải Lý - Hoa hậu Áo dài Việt Nam 2022 chia sẻ, ông bà ta có câu Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi, muối có màu trắng đại diện cho sự tinh khiết và vị mặn đại diện sự mặn nồng, đây cũng là những lời ước nguyện đầu năm.
Em Nhữ Hoàng Thục Quyên - Học sinh chia sẻ, tôi vẫn đang rất hân hoan, vui mừng chào năm mới vì sẽ có những trải nghiệm mới, người bạn mới. Ước vọng của tôi năm nay có thể hoàn thành cấp 2 xuất sắc và thi đỗ trường cấp 3 đúng ước nguyện...

Với nhiều người, dịp Tết cổ truyền không chỉ là ngày lễ lớn của dân tộc mà còn là khoảng thời gian quý giá để tạm gác lại những tất bật, lo toan của năm cũ, những kế hoạch công việc còn dang dở, thay vào đó là một tinh thần mới, khí thế mới để đón một năm mới thật nhiều niềm vui và dự định mới.
Em Bùi Minh Đức - Học sinh chia sẻ, con mong muốn con học giỏi hơn, khỏe mạnh hơn, đạt nhiều điểm 10 và được vinh danh các tháng...

Chị Ngô Thị Huệ - Quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ, trong năm 2024 thì với gia đình hiện tại mình thấy đã đầy đủ rồi và mong muốn ngoài công việc ra cũng có thêm vài dự định nho nhỏ như kinh doanh thêm vài mặt hàng online để tăng thu nhập cũng như có thêm mối quan hệ trong cuộc sống.
Tết cổ truyền là dịp lễ truyền thống lớn nhất trong năm, có ý nghĩa lớn lao trong tâm thức mỗi người dân Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung.
Dù cuộc sống ngày nay với nhiều hối hả, bận rộn nhưng Tết cổ truyền với nhiều phong tục đẹp luôn được người dân gìn giữ từ bao đời nay, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.
0