Lấy ý kiến công nhận đạt chuẩn quốc gia với trường mầm non

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia với trường mầm non.

Theo đó, những nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; các bước thực hiện đăng ký đánh giá ngoài; thành lập đoàn đánh giá ngoài; chế độ của các thành viên đoàn đánh giá ngoài;

Cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; cấp Bằng công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia...

Ngoài ra, trong dự thảo Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo Bãi bỏ một số điều của Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non gồm: Điều 27, Điều 30, khoản 3 của Điều 17.

Về điều khoản chuyển tiếp: Đối với trường mầm non đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được thực hiện các bước tiếp theo quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.

Thời điểm thực hiện việc đánh giá thư viện trường mầm non áp dụng theo khoản 1 Điều 27 của Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Thời gian chuyển tiếp để thực hiện theo quy định từ khoản 18 đến khoản 25 Điều 1 và khoản 1, khoản 2 Điều 2 của Thông tư này không quá 03 năm (36 tháng) kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Trong thời gian chuyển tiếp, quy trình đánh giá, công nhận và cấp chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục; công nhận và cấp bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38 và Điều 39 của Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.

Trong đó, thẩm quyền quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài (tại khoản 2 Điều 29), cấp và thu hồi Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (tại khoản 1 Điều 38 và khoản 2 Điều 39) được phân cấp từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Hiệu lực văn bản dự thảo và thời gian góp ý đến hết ngày 12/08/2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cuộc thi “Sinh viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào thiết kế các sản phẩm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đã khép lại với vòng chung kết sôi nổi vào tối 10/5, thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên và giảng viên.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 58 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp năm 2025.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố danh sách 133 học sinh được miễn thi trong Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ưu tiên xét tuyển đại học năm 2025.

Phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm" đã và đang trở thành những hành động cụ thể, thiết thực, chạm đến từng lớp học, từng giáo viên, từng học sinh.

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư mới về khen thưởng và kỷ luật học sinh, với điểm nhấn là dự kiến loại bỏ nhiều hình thức kỷ luật nghiêm khắc từng áp dụng suốt hàng chục năm qua.

Liên quan đến thông tin phản ánh giáo viên trường Trung học cơ sở Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định, ngày 8/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng đã có báo cáo gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trưng về kết quả xác minh sự việc.