Làng nghề Trát Cầu nhộn nhịp khi tiết trời chuyển lạnh
Tại làng Trát Cầu, từ những con ngõ nhỏ đến các xưởng sản xuất lớn, đâu đâu cũng tràn ngập không khí làm việc ngay từ sáng sớm.
7 giờ sáng, anh Nguyễn Trọng Nguyên Khánh, một người con của làng Trát Cầu đã bắt đầu ngày mới với việc nhập hàng và lên đơn để giao cho khách. Vào mùa cao điểm, anh Khánh phải dậy sớm hơn thường ngày để kịp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mặt hàng chăn, ga, gối khi mùa đông sắp đến.
Với anh Khánh và nhiều người dân nơi đây, những ngày này, tuy khối lượng công việc có phần nhiều hơn, nhưng mọi người đều thấy vui vì sản phẩm của làng mình vẫn có chỗ đứng trong thị trường chăn, ga, gối phong phú hiện nay.
Tại nhà ông Vũ Văn Luông, không khí làm việc cũng không kém phần rộn ràng khi cả gia đình, từ hai vợ chồng ông, đến cậu con trai đều khẩn trương nhập kho các sản phẩm chăn, ga, gối, đệm của bà con trong làng sản xuất. Những chiếc chăn dành cho mùa lạnh đã sẵn sàng được đưa đi phân phối khắp nơi, mang lại hơi ấm cho bao gia đình trong những ngày đông sắp tới.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng cao vào mùa này, các xưởng sản xuất chăn, ga, gối ở làng Trát Cầu luôn tất bật từ sáng đến tối.
Xưởng sản xuất của anh Nguyễn Văn Thiện cũng vậy. Miệt mài bên máy may, những người thợ ở đây luôn cố gắng chuẩn chỉ từng đường may, từng lớp vải để tạo nên những sản phẩm chất lượng, đem đến tay người dùng.
Còn tại khu vận chuyển của làng nghề Trát Cầu, những người quản lý bãi cũng đang tất bật điều phối công việc. Những chuyến xe chở nguyên vật liệu nhập khẩu liên tục ra vào để bốc dỡ và phân phối cho các hộ sản xuất trong làng.
Với nhịp sống tất bật và không khí lao động rộn ràng mỗi ngày, bao năm qua, làng nghề chăn, ga, gối Trát Cầu đã khẳng định sức sống bền bỉ của một làng nghề, đã và đang dệt nên những giá trị thực sự chất lượng cho cuộc sống của người Hà Nội.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
0