Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.

Xã Hồng Vân trải dài bên bờ sông Hồng - dòng sông mẹ cung cấp nguồn nước và những bãi bồi phù sa màu mỡ. Địa danh này nổi tiếng với nghề cây cảnh -  nơi thiên nhiên và nghệ thuật hòa quyện trong từng đường nét. Mỗi góc vườn, lối đi đều ngập tràn sắc xanh và ấn tượng.

Với tình yêu, niềm đam mê trồng và tạo dáng bonsai, nghệ nhân Nguyễn Tiến Dũng đã dành trọn tâm huyết để chăm sóc hơn 4.000 cây cảnh trên diện tích gần 3.000 m². Mỗi cây là một tác phẩm nghệ thuật kết tinh của sự kiên nhẫn, đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú.

Đến xã Hồng Vân và trải nghiệm từng công đoạn tạo ra một cây bonsai, du khách mới cảm nhận được sự kỳ công, tỉ mỉ và niềm say mê của người làm nghề.

Phát triển nghề cây cảnh nghệ thuật, từ một vùng quê thuẩn nông, Hồng Vân đã hoàn thành sớm mục tiêu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Vùng quê ngày càng xanh - sạch - đẹp đã trở thành điểm du lịch sinh thái làng nghề hấp dẫn. Trong 2 năm qua, nơi đây đã đón hơn 160.000 lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm. Xã đang phấn đấu sớm đạt chứng nhận OCOP về cây cảnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội đồng chấp hành UNESCO đã nhất trí ghi danh “Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân” của Việt Nam vào danh mục ký ức thế giới vào hồi 23:00 ngày 10/4/2025 tại Paris.

Từ những hình chạm khắc trên các trống đồng Đông Sơn, hình ảnh con thuyền đã gắn liền với đời sống hàng ngày và công cuộc giao thương suốt lịch sử Việt Nam. Ngày nay, một số chiếc thuyền đang được trưng bày tại Bảo tàng Phạm Huy Thông.

Cuốn sách "Kể chuyện Cụm tình báo H.63 anh hùng" tái hiện những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ tình báo đã ra mắt tại Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga (Hà Nội) vào tối 10/4.

Khán giả Thủ đô sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên với ca kịch “Khát vọng Dam Săn” và chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên”.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương giữ nguyên tên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia, cấp tỉnh/thành phố, khu du lịch quốc gia sau sáp nhập.

Vào tối 12-13/4, khán giả Thủ đô có cơ hội hoà mình vào không gian văn hoá, nghệ thuật Tây Nguyên với chương trình âm nhạc "Tiếng gọi Cao nguyên" và vở ca kịch "Khát vọng Dam Săn"