Làng may áo dài Trạch Xá, miền di sản ngoại đô
Làng Trạch Xá đã trải qua hơn 1.000 năm hình thành và phát triển. Nghề may áo dài thôn Trạch Xá giữ được những quy trình may truyền thống, cho ra đời những chiếc áo dài thướt tha. Để may được bộ áo dài đẹp, nghệ nhân phải hoàn thành các công đoạn tỉ mỉ, khéo léo.
Nghệ nhân Vũ Thị Hằng cho biết: “Ngày trước, nghề chỉ truyền cho con trai, nhưng sau xã hội phát triển đã truyền lại cho cả con gái và giờ thì con dâu, con rể tại làng Trạch Xá đều biết may áo dài”.
Gian hàng trưng bày áo dài Trạch Xá do chị Hằng phụ trách tại chương trình "Ứng Hòa – Miền di sản ngoại đô" thu hút du khách tham quan. Nhiều người thích thú khi được tự tay chọn những tấm vải mềm mại hoặc mang vải từ nhà đến, để được may đo áo dài ngay tại chỗ.
Chị Vương Thị Thanh Bình, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa nhận xét: “Mặc dù là gian trưng bày những cũng mang đủ các thiết bị may đo đến. Trước đây, chị em chúng tôi có đến làng Trạch Xá để may rồi. Tôi cảm thấy từ chất liệu vải đến cách may ở đây đều rất phù hợp với người phụ nữ hiện đại”.
Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là dấu mốc quan trọng với làng nghề Trạch Xá, ghi tên mình vào bản đồ di sản của Thủ đô. Từ đó, có thể quảng bá sản phẩm áo dài truyền thống đến đông đảo người dân và bạn bè quốc tế.
“Với giá trị văn hóa phi vật thể quốc gia, đây vừa là niềm tự hào và cũng là thử thách với các nghệ nhân để làm sao đưa sản phẩm tại làng nghề đến gần hơn với công chúng”, chị Lê Thị Tuyến - Chuyên viên Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ứng Hòa, cho hay.


Triển lãm tranh “Con đường tôi đi - My way” là tổng kết xuyên suốt con đường mà NSƯT Ngọc Linh đi qua từ thời kháng chiến chống Pháp cho tới hiện nay, khi ông bước sang tuổi 95.
Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.
Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.
Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.
Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.
Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.
0