Làng cốm vào vụ
Từ sáng sớm, hai vợ chồng chị Lê Thị Như Thoa ở làng cốm Mễ Trì đã luôn chân luôn tay với những mẻ cốm mới. Hơn 35 năm gắn bó với nghề làm cốm, mỗi khi vào vụ, gần như hai vợ chồng chị không có thời gian để nghỉ.
Chị Thoa chia sẻ: "Mình làm bắt đầu từ hai giờ sáng kết thúc là tùy hôm. Nếu làm nhiều thì 9-10 rưỡi tối còn nếu làm ít thì 3-4 giờ chiều. Hôm làm nhiều, hôm làm ít. Nghề làm cốm bây giờ thay đổi rất nhiều. Bây giờ tất cả là máy móc, ngày xưa thì chỉ được 10-15 cân thôi nhưng bây giờ có thể làm được một tạ, 70-80 cân mới đủ cung cấp cho thị trường".
Cốm vụ chiêm bắt đầu từ tháng 4, tháng 5 âm lịch, sau đó mới đến cốm vụ mùa khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch. Cốm chiêm vẫn được coi là cốm trái vụ nên không thể so được với cốm chính vụ được. Dù vậy, dưới bàn tay của người thợ làng cốm, những hạt cốm đầu mùa vẫn luôn mang hương vị dẻo thơm, là thức quà khó quên của người Hà Nội.
Cũng như nhiều hộ gia đình làm nghề cốm ở làng Mễ Trì. Vào vụ cốm mới, cả gia đình anh Nguyễn Khắc Trình cũng bắt đầu nổi lửa từ 2 giờ sáng. Anh Trình cho biết: "Sáng sớm, bà con đi vào nhập cốm để lấy vốn đi chợ. Vì nhà tôi và các lò thường buôn cho bà con đi bán lẻ quanh phố, thế nên không khí rất nhộn nhịp. Mình yêu nghề cho nên mình theo nghề. Những ngày mà mình không làm thì buồn chân, buồn tay, rất là nhớ". Gần 30 năm trong nghề, với kinh nghiệm có được từ thời các cụ, giờ đây anh Trình lại chỉ bảo cho cậu con trai đang ở độ tuổi sung sức nhất.
Cốm ngoài ăn trực tiếp thì có thể chế biến thành các món như bánh cốm, chả cốm, chè hoặc xôi cũng rất ngon. Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng cốm Mễ Trì vẫn giữ nhịp điệu quen thuộc, cần mẫn lưu giữ hương vị Hà Nội trong từng hạt cốm xanh.


Với nhiều người, học trang điểm không chỉ là học một kỹ năng mềm, mà còn là học yêu bản thân mình theo một cách rất riêng. Bởi làm đẹp cho mình cũng chính là làm đẹp cho cuộc sống.
Được mệnh danh là lộc của trời, Vờ Vờ - thứ đặc sản nức tiếng ven sông Hồng mùa hạ được bao người sành ăn xuýt xoa khen ngợi. “Săn” được thức đặc sản quý hiếm đó chẳng hề đơn giản, chỉ ngắn ngủi đôi mươi phút khi trời mới tờ mờ sáng.
Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.
Ốc om chuối đậu không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một phần hồn cốt của ẩm thực Hà Nội. Từ những nguyên liệu bình dị như ốc, chuối xanh, đậu phụ, mắm tôm... người Hà Nội đã tạo nên một món ăn đậm đà, tinh tế và thấm đượm tình quê.
Nghệ sĩ, ca sĩ Quỳnh Hoa là một người con của Hà Nội luôn cất tiếng hát về Thủ đô bằng cả trái tim với tình yêu dành cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.
Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.
0