Lan tỏa giá trị của văn hóa sáng tạo trong đời sống

Qua hai mùa lễ hội thành công năm 2021, 2022, Lễ hội thiết kế sáng tạo năm nay gồm nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc. Nhiều chủ đề, câu chuyện văn hóa từ dòng chảy di sản đã được khai thác, tạo nên sự kết nối đa chiều của sáng tạo.

Với điểm tựa là di sản, trên 60 hoạt động văn hóa đã diễn ra sôi nổi trong suốt 9 ngày diễn ra lễ hội. Sức hút của văn hóa và sáng tạo không chỉ đến với những nghệ sỹ, mà còn lan tỏa trong cộng đồng. Nhiều người dân Hà Nội đã theo dõi chương trình hoạt động hàng ngày của lễ hội, thậm chí đăng ký tham quan, đặt vé tàu hỏa từ sớm để tham dự các hoạt động của lễ hội.

Các triển lãm, chương trình nghệ thuật, sân chơi trong lễ hội đều mang màu sắc đương đại, mới mẻ, khơi gợi lại những cảm thức lịch sử, hòa quyện với cảm hứng tương lai. Thông qua chuỗi hoạt động phong phú, công chúng đã cảm nhận được tinh thần tôn vinh sự sáng tạo, cũng như kết nối mạnh mẽ của nhiều khía cạnh trong nghệ thuật, lấy cảm hứng xuyên suốt là chất liệu di sản văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

Tinh thần sáng tạo từ lễ hội đã và đang lan toả tới các quận, huyện và các làng nghề trên toàn thành phố. Mỗi quận huyện dựa trên thế mạnh, đặc trưng riêng của mình để tổ chức những hoạt động văn hóa nghệ thuật, tạo nên những sản phẩm du lịch, văn hóa mang bản sắc riêng. Có thể kể đến quận Ba Đình với sự ra mắt của dự án “Tuyến tàu điện số 6” tại phố ẩm thực kết hợp phố đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã - phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.

Các điểm đến trong lễ hội thiết kế thu hút đông đảo người dân và du khách. Tháp nước Hàng Đậu thu hút khoảng 3.000 lượt khách mỗi ngày, tăng gấp 3 lần so với kế hoạch đón tiếp ban đầu. Nhà máy xe lửa Gia Lâm ngày cuối tuần đã đón khoảng 11.000 lượt khách. Sau 9 ngày tổ chức, Lễ hội đã thu hút trên 200 nghìn lượt khách. Do lượng khách tham quan đông ngoài dự kiến, Ban tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 quyết định kéo dài hoạt động thêm 2 ngày. Lễ bế mạc sẽ diễn ra vào tối 28/11./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.

Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).