Làm sao để không lãng phí sáng kiến khoa học

Thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ là mơ ước của các nhà nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, số lượng bằng sáng chế thực sự chưa nhiều. Việc đưa các sáng kiến từ những cuộc thi ra thị trường còn gặp nhiều thách thức.

Tự nuôi cấy thay vì phải nhập khẩu tinh bò 3B từ nước ngoài, sáng kiến của công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội đã mang lại giá trị kinh tế cao. Năm 2022, TP. Hà Nội đã có 50.000 con bò cái nền F1 3B với hơn 30.000 hộ nông dân được hưởng lợi từ dự án lai tạo giống bò này. Thế nhưng, để nhân rộng ý tưởng này ra cả nước, đơn vị lại vấp phải không ít khó khăn 

Hà Nội vừa lần đầu tổ chức Hội thi sáng kiến khoa học kỹ thuật thành phố. 58 giải pháp, sáng kiến khoa học kỹ thuật được trao giải. Trong số này, nhiều sáng kiến đã được ứng dụng trong thực tế, cho thấy ích lợi lớn cho doanh nghiệp. Thế nhưng, nhiều sáng kiến nếu để nhân rộng mô hình, cần sự hỗ trợ không nhỏ về chính sách của nhà nước 

Trong suốt thời kỳ từ năm 1981 đến nay, Việt Nam chỉ có hơn 2.600 bằng sáng chế cùng khoảng 2.800 bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Chỉ 4% trong số này đến từ các cơ sở giáo dục. Một con số khá khiêm tốn, cho thấy ứng dụng thực tiễn của các sáng kiến chưa cao. Theo các chuyên gia, yếu tố đầu tiên để thương mại hóa được các sáng kiến khoa học, đó là phải đáp ứng được nhu cầu thực của xã hội

Nếu người làm khoa học tự lập doanh nghiệp, hoàn thiện công nghệ và kinh doanh bằng chính công nghệ này thì vướng Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức. Theo một con đường khác, nếu công nghệ đó được bán ra cho công ty bên ngoài, việc định giá rất khó. Nhiều rào cản khiến cho các sáng kiến khoa học chưa thực sự được thương mại hóa ở thị trường. Luật thủ đô sửa đổi đã dành 1 chương đề cập tới vấn đề phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của thủ đô. Các sửa đổi này được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý để tháo rỡ những rào cản còn vướng mắc này. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc đưa ra các chính sách rõ ràng, cụ thể, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện EPR là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Cuộc tranh cãi xoay quanh bản quyền tác giả của bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" - bức ảnh gắn liền với tên tuổi của phóng viên ảnh Nick Út (một người Việt, làm việc cho hãng thông tấn AP) khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện của ý kiến kiểm toán. Sự tương đồng giữa hai câu chuyện là gì?

Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, gấp 2-4 lần so với hiện hành.

Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng trong năm 2024 đạt 5,4 triệu đồng theo giá hiện hành, tăng 9,1% so với năm 2023.

Lợi nhuận sau thuế quý I/2025 của VEAM giảm 11% so với cùng kỳ, còn 1.277 tỷ đồng, mức giảm tuyệt đối là 158 tỷ đồng. Vậy, tín hiệu sau khi VEAM giảm lợi nhuận là gì?

Hình thức thuế khoán, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ kinh doanh phát triển lên doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm, tranh luận của các đại biểu trước khi bấm nút thông qua nghị quyết vào sáng 17/5.