Lạm phát của Mỹ trầm trọng hơn do thâm hụt tài chính

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố một báo cáo cho biết thâm hụt tài chính khổng lồ của Mỹ đang làm trầm trọng thêm lạm phát và gây ra rủi ro đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu.

Financial Times gần đây đưa tin rằng báo cáo giám sát tài chính mới nhất của IMF, công bố ngày 17/4, cho thấy thâm hụt tài chính của Mỹ dự kiến sẽ đạt 7,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm tới, trong khi mức trung bình của các nền kinh tế phát triển khác là khoảng 2% GDP.

IMF công bố thâm hụt tài chính khổng lồ của Mỹ đang làm trầm trọng thêm lạm phát và gây ra rủi ro đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu.

Tờ Financial Times dẫn báo cáo của IMF cho rằng, chi tiêu quy mô lớn của Mỹ có thể tác động sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu và gây rủi ro cho các nền kinh tế khác. Vì vậy, Mỹ cần khẩn trương giải quyết tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa chi và thu.

Dữ liệu của IMF cho thấy năm ngoái, thâm hụt tài chính của các nền kinh tế phát triển như khu vực đồng euro đã được kiểm soát, tuy nhiên Mỹ lại sụt giảm tài chính đáng kể, với mức thâm hụt chiếm 8,8% GDP, cao hơn gấp đôi mức của năm 2022.

Mỹ sụt giảm tài chính đáng kể, với mức thâm hụt chiếm 8,8% GDP, cao hơn gấp đôi mức của năm 2022

Do chi phí đi vay của Mỹ gắn chặt với thị trường toàn cầu, IMF lưu ý rằng lãi suất của Mỹ tăng đột ngột và mạnh sẽ dẫn đến lợi suất trái phiếu chính phủ toàn cầu tăng đột biến, cùng với sự biến động của tỷ giá hối đoái ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/5 đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025 do căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát và nguy cơ thiên tai gia tăng.

Công nghiệp bán dẫn được xem là một trong những chìa khóa công nghệ cho tương lai tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Việc đưa ra các chính sách rõ ràng, cụ thể, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện EPR là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Cuộc tranh cãi xoay quanh bản quyền tác giả của bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" - bức ảnh gắn liền với tên tuổi của phóng viên ảnh Nick Út (một người Việt, làm việc cho hãng thông tấn AP) khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện của ý kiến kiểm toán. Sự tương đồng giữa hai câu chuyện là gì?

Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, gấp 2-4 lần so với hiện hành.

Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng trong năm 2024 đạt 5,4 triệu đồng theo giá hiện hành, tăng 9,1% so với năm 2023.