Làm miến ở Dương Liễu
Tại xã Dương Liễu – huyện Hoài Đức – Hà Nội vào những tháng cuối năm, bà con nơi đây tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày tết của người dân. Người mua bán nguyên liệu, người chế biến, người tráng bánh, người đi phơi miến, mỗi người một việc, bận rộn và hối hả.
Gia đình chị Phi Thị Minh đã làm miến rong từ vài chục năm nay. Khác với nhiều gia đình trong gia, miến của nhà chị Minh được sản xuất theo lối truyền thống, cũng bởi vậy mà các công đoạn sản xuất cũng cầu kì, phức tạp hơn. Công việc của anh chị và những người thợ của mình thường bắt đầu từ 3h sáng.
Chị Minh chia sẻ: "Tôi dậy từ 3 giờ sáng để sắp, xong 6 giờ thì bắt đầu tráng. Làm miến là vất vả nhất, vì là dậy sớm, vất về điểm còn nắng mưa, theo phụ thuộc thời tiết thì nắng thì sản phẩm miến mới ngon. Còn mà mưa thì cũng nghỉ, công nhân cũng không được nhiều việc như cái nghề khác".
"Miến ngon thì đầu tiên là đầu vào, đầu vào là mình phải sản xuất từ củ dong, củ dong riềng chọn được củ dong phú ngày xưa thì chất bột của nó mới ngon xong đến khâu lọc rửa, mình rửa nhiều nước thì bắt đầu mới ra được tráng miến", chị Minh chia sẻ thêm.
Thông thường vào ba tháng cuối năm, những gia đình sản xuất miến như chị Minh đều đang tập trung vào sản xuất hàng tết. Bởi vậy mà số lượng công việc cũng nhiều hơn những dịp khác. Số lượng công nhân sản xuất cũng nhiều hơn ngày thường.
Khi đầy xe, những phên miến như thế này nhanh chóng được mang ra cánh đồng để phơi. Mỗi nhà một ruộng. Những phên miến được đặt trên những giàn sắt cao ráo, vừa hong nắng vừa đảm bảo vệ sinh.
Công đoạn phơi miến cũng khá cầu kì và quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của sợi miến. Phơi xong cả trăm phên miến thì cũng là lúc bánh miến đủ độ khô để bóc tách. Luôn tay luôn chân, công việc phơi miến cũng không lúc nào rảnh rỗi đối với bà con.
Khi bánh đã đủ độ thì cũng là lúc người dân mang miến về thái. Xưởng sản xuất của chị Miến đang ở công đoạn thái miến. Sau khi cắt sợi, miến lại được phơi lần hai. Công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của gia đình ông Nguyễn Huy Hải và của người dân Dương Liễu.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
0