Làm gốm thủ công

Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.

Xưởng gốm thủ công nhà chị Nguyễn Thị Phấn ở làng gốm Kim Lan, huyện Gia Lâm đến ngày dỡ lò. Từ sáng sớm, mọi người làm việc liên tục, tất bật, luôn tay luôn chân.

Chị Phấn chia sẻ: "Nghề này là các cụ để làm cho mình làm. Mình vẫn giữ gìn cái nghề truyền thống của các cụ. Làm thế này là thủ công nên vất vả. Một ngày mình cũng làm bình thường như những dân công làm, mình cùng nhau làm với họ luôn".

Cánh đàn ông làm những việc nặng nhọc, trèo vào lò dỡ bao nung hay khuân bê, bốc vác. Còn phụ nữ khéo tay hơn thì ngồi xếp thành phẩm vào các sọt hàng. Mấy chục năm nay còn giữ lò truyền thống nung bằng than bùn nên họ cũng quen với công việc nặng nhọc.

Là chủ lò nhưng chị Phấn cũng lao động như mọi nhân công khác, có thể ngồi hàng giờ xếp gốm hoặc bê những sọt hàng nặng mấy chục cân. Các lò gốm nhỏ đều vận hành như vậy, chủ lò là lao động chính, còn những người làm thuê chỉ làm theo công nhật.

Khi việc dỡ lò xong xuôi, cánh thợ nam sẽ rời lò gốm đi làm thuê các công việc khác, đến khi vào lò mẻ mới cần người làm việc nặng họ mới quay lại. Lò gốm chỉ còn lại lao động nữ và vợ chồng chủ lò tiếp tục làm việc hàng ngày.

Gia đình chị Phấn là một trong số ít các gia đình hiện tại ở làng gốm Kim Lan còn giữ cung cách làm gốm thủ công nung lò than truyền thống như vậy. Lò thủ công với chất đốt là than bùn nên công đoạn đầu tiên không thể thiếu là nặn và phơi than. Quanh các lò gốm là những bức tường phơi kín than bùn. Than chuyển từ Quảng Ninh lên. Người dân chờ ngày nắng to, nhào than thành dạng sệt, rồi nặn thành những viên than vừa tầm tay nắm, trét lên những bức tường quanh ngõ, quanh nhà. Ánh nắng và hơi nóng từ mặt trời sẽ hong khô những viên than này. Sau cỡ chục ngày, than sẽ đủ khô để làm chất đốt.

Sau khi nặn và phơi than bùn, thợ gốm lại quay vào nhào đất, làm khuôn. Những công đoạn này ít phần nặng nhọc hơn so với việc đốt lò, dỡ lò hay xếp bao nung, nên chủ yếu do phụ nữ đảm nhận.

Nửa tháng sau lần dỡ lò trước, các lao động nam mới quay lại. Gốm đổ khuôn phơi đã vừa khô, than bùn cũng đã sẵn sàng. Lò lại đỏ lửa cho mẻ gốm tiếp theo.

Làm gốm rất nhiều công đoạn. Mẻ gốm cũng cần nhiều ngày. Người làm gốm cũng không thể vội vã, bởi nóng vội bất kỳ khâu nào cũng rất dễ gây sai sót. Những mẻ gốm có thể nứt, vỡ, rạn men, non lửa… nếu người làm không chỉn chu từng bước khi chuẩn bị.

Hôm nay, một mẻ gốm mới lại được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều người, học trang điểm không chỉ là học một kỹ năng mềm, mà còn là học yêu bản thân mình theo một cách rất riêng. Bởi làm đẹp cho mình cũng chính là làm đẹp cho cuộc sống.

Được mệnh danh là lộc của trời, Vờ Vờ - thứ đặc sản nức tiếng ven sông Hồng mùa hạ được bao người sành ăn xuýt xoa khen ngợi. “Săn” được thức đặc sản quý hiếm đó chẳng hề đơn giản, chỉ ngắn ngủi đôi mươi phút khi trời mới tờ mờ sáng.

Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.

Ốc om chuối đậu không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một phần hồn cốt của ẩm thực Hà Nội. Từ những nguyên liệu bình dị như ốc, chuối xanh, đậu phụ, mắm tôm... người Hà Nội đã tạo nên một món ăn đậm đà, tinh tế và thấm đượm tình quê.

Nghệ sĩ, ca sĩ Quỳnh Hoa là một người con của Hà Nội luôn cất tiếng hát về Thủ đô bằng cả trái tim với tình yêu dành cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.