Làm gì để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh?
Hiện giá chung cư và nhà đất ở Hà Nội đã lên mức cao chưa từng có, vượt quá khả năng chi trả và thu nhập của đại đa số người lao động. Các cuộc đấu giá đất vùng ven cũng đang bị đầu cơ, trả giá cao tạo mặt bằng ảo, rồi bỏ cọc để trục lợi, thao túng, lũng đoạn thị trường. Tình trạng này nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường, kìm hãm nền kinh tế phát triển; đồng thời, gây bất ổn về an ninh trật tự, xã hội, gia tăng khiếu kiện khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án do giá bị đẩy lên cao .
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Nhà báo Nguyễn Kim Khiêm, Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài PT-TH Hà Nội đã chỉ rõ sự phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản hiện nay. Nổi bật là tình trạng đầu cơ găm hàng, thổi giá khiến giá nhà, đất đang bị đẩy cao phi lý. Hiện tượng trả giá cao rồi bỏ cọc trong các cuộc đấu giá để tạo mặt bằng giá áo nhằm trục lợi, thao túng thị trường. Cơn sốt đất nền tại các huyện vùng ven diễn ra suốt hai tháng qua đã đẩy mặt bằng giá chung cư và nhà đất ở Hà Nội lên một mức cao chưa từng có, mà với đồng lương viên chức phải mất hàng chục năm nhịn ăn, nhịn tiêu mới đủ tiền mua nhà ở.
Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa khẳng định, những điểm mới quan trọng Luật Đất đai năm 2024 sẽ góp phần minh bạch trong tiếp cận đất đai, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy phát triển lành mạnh thị trường BĐS.
Tại phiên thảo luận, các chuyên gia nhận định: Nguồn cung chưa đa dạng, quyền lực thị trường đang nằm trong tay người bán do chủ đầu tư tự huy động vốn và tự quyết định giá bán là những nguyên nhân chính khiến giá bất động sản đang bị đẩy lên cao. Người dân khó tiếp cận ngay cả nhà ở xã hội.
Các chuyên gia cũng đồng tình với quan điểm cần có cơ chế đặc thù đối với nhà ở xã hội để người dân có chỗ ở.
3 bộ luật mới về đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản vừa có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã tác động phần nào đến lĩnh vực này, nhưng chưa tháo gỡ được cho các dự án đang triển khai dở dang, trải qua nhiều thời kỳ nên cần phải hoàn thiện thêm các Nghị quyết, văn bản hướng dẫn thực hiện. Đồng thời, vấn đề giá đất và bảng giá đất vẫn đang là điểm nghẽn của thị trường bất động sản, khiến việc đấu giá đất hiện đang bị lách luật, mức giá khởi điểm thấp, người trục lợi dễ dàng bỏ cọc sau khi đẩy giá cao.
Theo các chuyên gia, để hạn chế đầu cơ và điều tiết thị trường, Nhà nước cũng cần sử dụng công cụ thuế. Tuy nhiên, thuế bất động sản không đồng nghĩa với việc đánh thuế ngôi nhà thứ hai. Nội dung này đang được Bộ xây dựng đề xuất và báo cáo Quốc hội, Chính phủ.
Thực tế cho thấy, các chủ trương, chính sách, thể chế chưa bao giờ hoàn hảo 100%, không phải chỉ trong giai đoạn chuyển tiếp này. Tuy nhiên, hy vọng rằng thời gian tới, các Luật mới sẽ tác động tích cực giúp thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững hơn...
Thông qua diễn đàn, Đài Hà Nội cũng mong muốn tập hợp ý kiến của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các chuyên gia thành một tài liệu tham vấn quan trọng để chuyển cho các cơ quan hữu quan của Chính phủ, nhằm gợi mở cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách liên quan đến nhà ở, thị trường bất động sản, tài chính bất động sản…, hướng đến mục tiêu lý tưởng “mọi người dân đều có nhà để ở”.
Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.
Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.
Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.
0