Lạc quan về một hiệp ước chống ô nhiễm nhựa

Chủ tịch Ủy ban đàm phán liên chính phủ của Liên hợp quốc Valdivieso bày tỏ tin tưởng các cuộc đàm phán trong tuần này tại Busan, Hàn Quốc, sẽ mang lại một hiệp ước hoặc một văn bản dẫn đến một hiệp ước về ô nhiễm nhựa.

Vòng đàm phán cuối cùng của Ủy ban đàm phán liên chính phủ diễn ra tại Hàn Quốc, nhằm xây dựng một văn bản ràng buộc pháp lý quốc tế về ô nhiễm nhựa. Trước đó, một vòng đàm phán đã kết thúc ở Ottawa, Canada, vào tháng 4 mà không có lộ trình nào được đưa ra về việc hạn chế sản xuất nhựa.

Theo nguồn tin, vòng đàm phán tại Busan sẽ tập trung thảo luận về các hóa chất đáng lo ngại. Các quốc gia sản xuất hóa dầu như Ả Rập Xê út và Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc hạn chế sản xuất nhựa. Về phần mình, nước chủ nhà Hàn Quốc cam kết sẽ nỗ lực để sớm đạt được một thỏa thuận quốc tế hiệu quả và khả thi về việc kiểm soát rác thải nhựa.

Ô nhiễm nhựa ngày càng trầm trọng, trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất mà nhân loại phải đối mặt, gây ra mối lo ngại ở nhiều quốc gia và đòi hỏi phải tìm ra các giải pháp thay thế cho nhựa. Theo dữ liệu do Cơ quan môi trường Liên hợp quốc công bố, với tỷ lệ tái chế dưới 10%, khoảng 7 tỷ trong số 9,2 tỷ tấn nhựa được sản xuất từ năm 1950-2017 đã trở thành rác thải nhựa, không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường mà còn đến sức khỏe con người. Mỗi năm, hơn 400 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn thế giới, một phần ba trong số đó chỉ được sử dụng một lần.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các đơn vị tác chiến của nước này đã gây thêm tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho quân đội Ukraine tại các mặt trận như Kursk, Belgorod, Donetsk.

Nga cáo buộc trong ngày 5/4 Ukraine đã tiến hành 6 cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, trong khi Ukraine cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra ở khu vực Kursk.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.